Căng thẳng Mỹ - Trung lên cao trào tại WTO về thuế thép

Ngày 21-22/11, không khí căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ đã trở nên bùng nổ tại phiên họp của WTO ở Geneva, khi Trung Quốc cáo buộc Mỹ sử dụng 'luật rừng' trong việc áp đặt thuế thép và Mỹ đáp trả việc Trung Quốc vi phạm một loạt các cam kết khác.

Theo các quan chức thương mại WTO, các quốc gia khác cũng rơi vào cuộc tranh cãi này. Liên minh châu Âu và Canada nằm trong số 6 thành viên WTO tham gia thúc đẩy Trung Quốc tiến hành các thủ tục tranh chấp chính thức chống lại Mỹ về các mức thuế thép. Mexico dẫn đầu nhóm 71 quốc gia chống lại chính quyền Mỹ về việc từ chối bổ nhiệm các thẩm phán của Cơ quan Phúc thẩm WTO - một sự bế tắc mà EU hy vọng sẽ giải quyết trong tuần tới. EU cũng ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến với Trung Quốc về những chính sách của Bắc Kinh buộc các nhà đầu tư nước ngoài phải từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với công nghệ khi làm việc với đối tác Trung Quốc - các biện pháp mà Washington cho rằng làm các công ty bị tổn thất khoảng 50-69 tỷ USD một năm.

Cuộc tranh cãi ở Geneva chỉ diễn ra vài ngày sau khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung được cho là nhân tố làm gián đoạn việc đưa ra thông cáo chung của Hội nghị Cấp cao APEC tại Papua New Guinea vừa qua. Các cáo buộc lẫn nhau về thuế thép và chuyển giao công nghệ lên tới đỉnh điểm làm khởi động các thủ tục tranh chấp chính thức. Với lý do an ninh quốc gia, từ tháng 3/2018, chính quyền Mỹ đã bắt đầu áp thuế 25% thuế nhập khẩu thép và 10% thuế nhập khẩu nhôm. Trung Quốc, Canada, Mexico và EU đã trả đũa bằng các biện pháp thuế quan riêng và theo sau đó là một cuộc tấn công kéo dài trong các diễn đàn WTO, cao trào tại cuộc họp của Cơ quan Giải quyết tranh chấp ngày 21/11.

Trung Quốc, EU, Canada, Mexico, Na Uy, Nga và Thổ Nhĩ kỳ - sau đó có sự tham gia của Ấn Độ và Thụy Sỹ, lập luận rằng Mỹ đã áp đặt thuế quan vì lý do bảo hộ, đã sử dụng trái phép một ngoại lệ cho phép các biện pháp đó trên cơ sở an ninh quốc gia. Mỹ phản đối rằng thép và nhôm đóng vai trò quan trọng trong quốc phòng của nước này, do đó, ngoại lệ có thể được sử dụng hợp lý. Mỹ cũng cáo buộc Trung Quốc sử dụng hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO để ngăn chặn Washington thực hiện hành động chống lại “các chính sách méo mó thương mại, không công bằng” của Bắc Kinh. Mỹ sau đó đã tìm cách thiết lập các quy trình giải quyết tranh chấp của riêng mình để chống lại Canada, Trung Quốc, EU và Mexico nhắm vào các mức thuế trả đũa mà họ đã áp đặt.

Theo các quan chức Geneva, Mỹ cho biết mức thuế đó là trả đũa đơn phương chống lại chủ nghĩa bảo hộ được nhận thức là chống lại các quy tắc WTO. EU sẽ tự phòng vệ và cáo buộc Mỹ lạm dụng hệ thống thương mại đa phương. Có khoảng 20 thành viên WTO đã dành quyền của bên thứ ba để tham gia tố tụng. Trong khi đó, Mỹ đã đưa ra một cuộc tấn công riêng chống lại các biện pháp của Trung Quốc, đó là: những người từ chối bằng sáng chế nước ngoài có quyền ngăn chặn đối tác Trung Quốc sử dụng công nghệ được cấp bằng sáng chế sau khi hợp đồng cấp phép kết thúc; và họ sử dụng các hợp đồng không công bằng để phân biệt đối xử với công nghệ nước ngoài được nhập khẩu.

Ngoài ra, Mỹ tiếp tục từ chối việc bổ nhiệm bất kỳ thẩm phán mới nào đối với Cơ quan Phúc thẩm WTO - cơ quan chịu trách nhiệm giải quyết các kháng cáo từ cơ quan giải quyết tranh chấp. Có 4 vị trí thẩm phán cần tuyển dụng trong số 7 thành viên của cơ quan này, và một thẩm phán trong 3 người còn lại sẽ hết nhiệm kỳ vào năm 2019, do đó các thủ tục kháng cáo có thể bị dừng lại khi Cơ quan Phúc thẩm bị tê liệt.

V.D

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/cang-thang-my-trung-len-cao-trao-tai-wto-ve-thue-thep-112153.html