Cận vệ của ông Kim Jong-un sẽ mang vũ khí nào tới Việt Nam?

Tương tự như các Mật vụ Mỹ, nhiều khả năng lực lượng cận vệ làm nhiệm vụ bảo vệ nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong thời gian ở Hà Nội dự thượng đỉnh Mỹ - Triều sẽ được phép mang theo vũ khí.

Được xem là tinh hoa của Quân đội Triều Tiên, lực lượng cận vệ bảo vệ nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un được vũ trang không hề kém các đơn vị mật vụ của Mỹ hay phương Tây. Và trong chuyến tháp tùng ông Kim tới Hà Nội dự Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2, chắc chắn lực lượng này sẽ được phép mang theo một vài loại vũ khí phục vụ trong công tác đảm bảo an ninh. Nguồn ảnh: Station.

Được xem là tinh hoa của Quân đội Triều Tiên, lực lượng cận vệ bảo vệ nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un được vũ trang không hề kém các đơn vị mật vụ của Mỹ hay phương Tây. Và trong chuyến tháp tùng ông Kim tới Hà Nội dự Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2, chắc chắn lực lượng này sẽ được phép mang theo một vài loại vũ khí phục vụ trong công tác đảm bảo an ninh. Nguồn ảnh: Station.

Một trong những loại vũ khí được cận vệ của ông Kim Jong-un ưa dùng là Browning Hi-Power - đây là mẫu súng ngắn bán tự động được Bỉ sản xuất từ năm 1935 và được cấp phát cho các thành viên của lực lượng đặc nhiệm, gần như chắc chắn sẽ có mặt tại Hà Nội vào cuối tháng này. Nguồn ảnh: Wiki.

Một loại vũ khí khác cũng được đặc nhiệm và cận vệ Triề Tiên sử dụng rộng rãi là súng ngắn bán tự động CZ 75 do Czech sản xuất súng được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1975. Bản thân mẫu súng này cũng đã được Triều Tiên nội địa hóa với cái tên Baek Du San. Nguồn ảnh: Guns.

Về thiết kế cơ bản CZ 75 chỉ nặng hơn 1kg sử dụng đạn tiêu chuẩn 9×19mm và chỉ dài 203mm. CZ 75 được trang bị hộp tiếp đạn 16 với tầm bắn hiệu quả lên đến 25m. Nguồn ảnh: Guns.

Loại súng ngắn tiếp theo có thể cũng được đặc vụ Triều Tiên mang tới Việt Nam đó là Type 70. Đây là loại súng ngắn do Triều Tiên tự nghiên cứu và sản xuất, sử dụng cỡ đạn 7,65mm cực kỳ uy lực. Nguồn ảnh: Tube.

Ở vòng ngoài, Lực lượng cận vệ Triều Tiên có thể sẽ mang theo tiểu liên Skorpion 61 (Bọ cạp) do Tiệp Khắc thiết kế. Khẩu tiểu liên này đã ra đời từ năm 1961 và hiện đang được trang bị cho đặc nhiệm cũng như điệp viên Triều Tiên. Nguồn ảnh: Tweeter.

Có khả năng gập báng cực kỳ gọn gàng, tiểu liên Skorpion 61 có thể được đặc vụ Triều Tiên cất dấu ở bất cứ đâu thậm chí là dắt trong người ẩn sau lớp áo vest rộng họ hay mặc bên ngoài. Nguồn ảnh: Arm.

Loại vũ khí tiếp theo có thể được cận vệ Triều Tiên mang đến Việt Nam là biến thể cải tiến của súng trường tấn công Type 88 do Triều Tiên tự chế tạo, nhiều khả năng là dựa trên mẫu súng tiểu liên PP-19 Bizon của Nga, khi chúng sử dụng băng đạn hình trụ có thể mang theo tối đa tới 64 viên đạn. Nguồn ảnh: NKH.

Loại súng trường này sử dụng hộp tiếp đạn tròn với cơ số đạn dự trữ là 64 viên nhưng có kích thước khá cồng kềnh, nếu được sử dụng sẽ chỉ được dùng cho các lực lượng bảo vệ vòng ngoài cùng. Nguồn ảnh: Forces.

Nếu như các vũ khí trên có nhiệm vụ bảo vệ tầm gần, thì cận vệ Triều Tiên cũng có thể được trang bị các dòng súng trường bắn tỉa Dragunov SVD hoặc Chogyok-Pochong để đảm bảo an ninh từ xa. Đây đều là hai mẫu súng bắn tỉa phổ biến nhất trong biên chế Quân đội Triều Tiên hiện tại. Nguồn ảnh: Pinterest.

Trong đó Chogyok-Pochong là mẫu súng trường bắn tỉa do Triều Tiên tự sản xuất dựa trên mẫu súng Zastava M76 của Nam Tư. Súng sử dụng đạn 7.92mm với hộp tiếp đạn 10 viên và có tầm bắn hiệu quả lên đến 800m. Nguồn ảnh: Pinterest.

Mời độc giả xem Video: Lãnh đạo Kim Jong Un có thể sẽ đến Việt Nam bằng tàu hỏa.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/can-ve-cua-ong-kim-jong-un-se-mang-vu-khi-nao-toi-viet-nam-1188255.html