Cần tạo sinh kế cho người dân di dời khỏi kinh thành Huế

Theo chủ trương của tỉnh Thừa Thiên Huế, hàng nghìn hộ dân xâm hại di tích kinh thành Huế sẽ phải di dời. Nỗi lo sinh kế cho một cuộc sống mới là những trăn trở của những hộ dân nơi đây.Ông Nguyễn Minh Hùng – Phường Thuận Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế: Nói chung ở đây là nhà của ông nội, mệ nội là từ năm 1945 trở về đây, nhưng mà khi mà nói đến di dời mà không biết di dời về đâu biết cái chỗ đó có được an ninh trật tự hay là vấn đề chuyển tới đó không biết cuộc sống thế nào nữa nên đây là vấn đề tôi cũng đắn đo suy nghĩ.Ông Nguyễn Văn Hùng – Phường Thuận Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế: Gia đình tôi ở đây là trên 100 năm là đã qua 4 thế hệ rồi chứ không phải 3 thế hệ nên đang ổn định ri không ai muốn đi cả.Ông Trần Văn Cẩm – Tổ trưởng tổ 14, phường Thuận Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế: Hầu như là một nữa trên Thượng thành và một nữa dưới Eo Bầu, nói chung là dưới Eo Bầu là đã ổn định rồi, cũng kiên cố, còn riêng về dân trên Thượng thành thì nói chung bà con trên đó thì cuộc sống tạm bợ, vệ sinh môi trường không đảm bảo.PV Chị Phan Thị Hoa – Phường Thuận Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế: Chừ một chắt ni mà nuôi 2 đứa con với Ôn nữa, chừ biết xâm hại di tích hư hỏng thiệt mà nhà mô nhà nấy cũng hư hỏng hết trơn nên ai cũng muốn đi.Ông Phan Thanh Hải – Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế: Chúng tôi cũng cho rằng cái khung chính sách để hỗ trợ cho người dân là rất quan trọng mà đòi hỏi cần có đề án mang tính tổng thể có sự vào cuộc rất lớn các cấp các ngành từ Trung ương đến địa phương thì may ra mới có thể giải quyết được.

“Hùng xưa và nay” -cửa hàng mua, bán, sửa chữa điện tử của ông Hùng ở khu vực Eo Bầu, thuộc di tích kinh thành Huế. Gắn bó với nghề đã gần 20 năm, cửa hàng này là nguồn thu nhập chính của gia đình ông. Nghe chủ trương di dời, ông không khỏi lo lắng.

Đó là nguyện vọng của các hộ dân ở khu vực Eo Bầu, nơi cuộc sống của các gia đình có phần ổn định về kinh tế nên họ không mặn mà với việc di dời. Trong khi đó, số hộ dân còn lại ở Thượng thành và khu vực nhà sát tường thành thì có phần ngược lại…nhà không sổ đỏ, cuộc sống khó khăn.

Theo Trung tâm bảo tồn di tích, dự án di dời dân cư sẽ triển khai làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 sẽ bắt đầu từ năm 2019, dự kiến di dời hơn 2.930 hộ dân với gần 11.000 nhân khẩu; giai đoạn 2 thực hiện di dời số hộ dân còn lại và đến năm 2025 sẽ hoàn thành. Tổng kinh phí dự kiến lên đến 4.000 tỷ đồng.

Kinh thành Huế có tổng diện tích 520ha. Đây là công trình xây dựng có quy mô lớn nhất của Việt Nam thời bấy giờ và phải mất đến 30 năm xây dựng công trình mới hoàn thành. Tuy nhiên, do yếu tố lịch sử nên hàng chục năm qua di tích đã bị xâm hại nghiêm trọng. Vì vậy, di dời là cần thiết. Nhưng di dời như thế nào để vẫn đảm bảo sinh kế và cuộc sống của hàng vạn người dân là việc mà tỉnh Thừa Thiên-Huế rất nên cẩn trọng trong khi thực hiện./.

Nguồn VNEWS: http://vnews.gov.vn/can-tao-sinh-ke-cho-nguoi-dan-di-doi-khoi-kinh-thanh-hue