Cần quan tâm đến nhóm lây nhiễm mạnh là đồng tính nam

Chiến lược chấm dứt HIV/AIDS vào năm 2030 của Việt Nam có đạt được hay không còn gặp nhiều khó khăn phía trước, đặc biệt là những ca lây nhiễm mới trong nhóm người đồng tính.

Nếu như 5 năm trước, tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS cao ở nhóm nghiện ma túy, phụ nữ bán dâm thì nay đều giảm mạnh. Đáng lo ngại là sự lây lan HIV/AIDS với tốc độ nhanh chóng ở nhóm người đồng tính nam, đặc biệt tăng ở một số địa phương. Chiến lược chấm dứt HIV/AIDS vào năm 2030 của Việt Nam có đạt được hay không còn gặp nhiều khó khăn phía trước, đặc biệt là những ca lây nhiễm mới trong nhóm người đồng tính.

Càng nhiều bạn tình đồng tính, lây nhiễm càng cao

Tại Hội thảo Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV ngày 5/11, PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cho biết, tình hình lây lan dịch HIV/AIDS ở nhóm người đồng tính nam (MSM) đang rất đáng lo ngại. Nếu như giai đoạn trước, tỷ lệ nhiễm bệnh ở các nhóm như người nghiện hút ma túy, phụ nữ bán dâm cao, thì nay nhóm này đều giảm mạnh, nhưng cộng đồng MSM lại đang tăng rất nhanh.

Theo ông Long, tỷ lệ lây lan HIV/AIDS ở nhóm MSM hiện là 10-15%, cá biệt ở một số địa phương đã lên tới 15-17%, trong khi 5 năm trước, nhóm này chỉ khoảng 3-5%. Nếu như ca nhiễm ở các nhóm khác chủ yếu mắc bệnh từ lâu thì tỷ lệ mắc mới lại chủ yếu ở nhóm cộng MSM.

Chiến lược chấm dứt HIV/AIDS vào năm 2030 của Việt Nam có đạt được hay không còn gặp nhiều khó khăn phía trước, đặc biệt là những ca lây nhiễm mới trong nhóm người đồng tính.

Chiến lược chấm dứt HIV/AIDS vào năm 2030 của Việt Nam có đạt được hay không còn gặp nhiều khó khăn phía trước, đặc biệt là những ca lây nhiễm mới trong nhóm người đồng tính.

Quan hệ tình dục đồng tính nam gây nguy cơ lây lan HIV/AIDS rất cao, nhất là khi một người đồng tính lại có nhiều bạn tình. Theo chia sẻ của Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS, tỷ lệ nhiễm HIV của nhóm MSM tăng nhanh bởi hành vi quan hệ tình dục đồng giới nam hiện đã nhiều hơn so với trước đây. Sự cởi mở của xã hội về nhìn nhận người đồng giới cũng như mạng xã hội ngày càng phát triển, dẫn tới cộng đồng MSM dễ dàng kết nối hơn. Chưa kể, một số người đồng tính có sử dụng ma túy, ma túy đá dẫn đến hành vi quan hệ tình dục không an toàn. Ông Long cho biết, không chỉ người đồng tính mà đa số giới trẻ hiện nay chưa hiểu biết đầy đủ về nguy cơ lây nhiễm HIV và tình dục an toàn.

Việc tuyên truyền tình dục an toàn, nhất là tuyên truyền trong nhóm cộng đồng MSM là rất quan trọng. Tuy nhiên, việc tuyên truyền tình dục an toàn, phòng chống lây nhiễm HIV trong nhóm cộng đồng MSM hiện nay còn gặp nhiều khó khăn do tiếp cận khó, người MSM khó trải lòng, đặc biệt họ vẫn còn ngần ngại giấu giới tính thật.

Còn nhiều thách thức

Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc kháng HIV (gọi tắt là RrEP) là liệu pháp dự phòng dự phòng mang tính đột phá, có thể giảm nguy cơ lây nhiễm HIV tới 95-98% nếu được sử dụng hàng ngày, như một phần của chiến lược dự phòng tổng thể. Đây là giải pháp quan trọng nhất mà Cục Phòng chống HIV/AIDS hướng tới để giảm tình trạng lây nhiễm HIV trong tương lai. Theo thống kê của Bộ Y tế, kể từ khi khởi động chương trình PrEP năm 2017, đã có hơn 12.000 người đăng ký sử dụng PrEP, trong đó chỉ riêng dự án USAID/PATH Healthy Markets đã có 6.678 người sử dụng PrEP trong năm 2020, tăng 3.946 người so với năm 2019.

Chiến lược quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS đã được phê duyệt đặt ra mục tiêu chấm dứt dịch AIDS ở Việt Nam vào năm 2030, để đạt được mục tiêu này không đơn giản. Theo ông Long, vấn đề nổi lên hiện nay là cộng đồng MSM, để kết thúc đại dịch này, thì cộng đồng MSM là nhóm cần được đặc biệt quan tâm trong thời gian tới.

Cục Phòng chống HIV/AIDS đã có nhiều giải pháp để dự phòng lây nhiễm cho nhóm cộng đồng MSM. Theo ông Long, trên thế giới đã sử dụng PrEP và mang lại hiệu quả rất cao. Tại Việt Nam, hiện có khoảng 10.000 người trong cộng đồng MSM điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc kháng HIV. Nếu không dùng PrEP, tỷ lệ nhiễm HIV mới trong nhóm này sẽ có khoảng 7%, tức là sẽ có 700 người nhiễm mới HIV/năm.

Nói về kết quả, ông Long cho biết, trong năm vừa qua, chỉ có 8 ca nhiễm mới trong nhóm do không tuân thủ liệu trình điều trị. “Chúng ta đã giảm tới 99% số ca mắc mới HIV khi điều trị PrEP. Đây là biện pháp dự phòng rất hiệu quả đối với những người có nguy cơ cao nhiễm HIV”, ông Long nói. Theo ông Long, mục tiêu tiếp theo là đến năm 2030, có 30% cộng đồng MSM được điều trị bằng PrEP, tương đương khoảng 60.000 người và đến năm 2030 là 40%, khoảng 80.000 người. Đây là biện pháp đặc hiệu, hiệu quả cao nhất đối với tình hình HIV như hiện nay.

Nguồn thuốc PrEP hiện được tài trợ bởi Chính phủ Mỹ và Quỹ toàn cầu. Việt Nam đang ở năm thứ 2 triển khai mở rộng chương trình PrEP tại 27 tỉnh, thành phố và đã có những điều chỉnh phù hợp để tiếp tục đáp ứng tốt nhu cầu của nhóm đích. Tới nay, Việt Nam vẫn đang đảm bảo nguồn thuốc này.

Để tiến tới chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030, không chỉ có sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, còn là ý thức phòng chống của người dân, của những nhóm có nguy cơ cao. Theo khuyến cáo của Cục phòng, chống HIV/AIDS, ngoài điều trị dự phòng và tuân thủ liệu trình điều trị, người dân cần có các giải pháp song song khác như sử dụng bao cao su, bơm kim tiêm sạch, điều trị cai nghiện bằng thuốc Methadone thay cho các chất dạng thuốc phiện…, nâng cao nhận thức về phòng, chống HIV để tránh lây nhiễm dịch bệnh này.

Trần Hằng

Nguồn CAND: http://cand.com.vn/xa-hoi/can-quan-tam-den-nhom-lay-nhiem-manh-la-dong-tinh-nam-619755/