Cần phân biệt sự khác nhau giữa 'Thập niên' và 'Thập kỷ'

'Thập niên' và 'Thập kỷ' là hai từ Hán Việt có nghĩa là '10 năm' và '100 năm', về số học cách nhau 10 lần, hiện nay đang bị dùng lẫn lộn hai khái niệm này. Khi tôi đưa lên trang facebook cá nhân đã có nhiều bình luận và 'sếp' của tôi cho ý kiến phải viết kỹ hơn để phát trên vanhien.vn. Có rất nhiều dẫn chứng minh họa nhưng tôi chỉ nêu một ví dụ gần nhất để minh họa, cảm thấy như thế là đủ. Vì sự đời 'nói thật' hay bị 'mếch lòng', có khi còn bị ghét.

Ảnh: Internet.

Ví dụ gần đây nhất là đêm Chung kết Hoa hậu Việt Nam 2020 diễn ra tối qua (20/11). Trên phông chính của đêm chung kết ngay phía dưới biểu tượng của cuộc thi là dòng chữ "Thập kỷ hương sắc - Chung kết toàn quốc" (ảnh dưới). Qua MC truyền hình cũng như các phương tiện truyền thông tường thuật thì không biết mọi người hiểu như thế nào nhưng tôi hiểu là "10 năm hương sắc" chứ không phải là "100 năm"? Do vậy, nếu dùng thuật ngữ "Thập kỷ hương sắc", tức là "100 năm hương sắc" là không chuẩn. Vì Báo Tiền Phong bắt đầu tổ chức thi Hoa hậu đầu tiên vào năm 1988 đến nay mới 32 năm thì không thể nói là "Thập kỷ" (100 năm) mà phải dùng "Thập niên (10 năm) hương sắc" mới chuẩn.

Còn tra tư liệu được biết: Có tài liệu cho rằng cuộc thi hoa hậu đầu tiên ở Việt Nam do chính người Việt đứng ra tổ chức là một cuộc thi mang tên Miss Sài Gòn được tổ chức vào năm 1865 thì cũng cách nay 155 năm. Đây là cuộc thi sắc đẹp dành cho tất cả các cô gái Việt Nam ở Sài Gòn và những vùng lân cận. Tuy là lần đầu tổ chức nhưng cuộc thi đã thu hút gần 100 cô gái đăng ký dự thi. Và kết quả chung cuộc người đoạt được vương miện và trở thành hoa khôi Nam kỳ là cô Ba Thiệu.

Sự sai của Ban tổ chức Chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2020 dẫn đến hầu hết các phương tiện truyền thông không tỉnh táo đều tường thuật sai theo "Thập kỷ hương sắc".

Do hiểu chưa thấu đáo khái niệm "Thập niên" và "Thập kỷ" nên hiện nay trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, không ít trường hợp, kể cả văn bản, bài phát biểu... nhiều trường hợp dùng không chuẩn hai thuật ngữ.

Với thiện ý phải thấy cái sai, chỉ ra cái sai dù nhỏ nhất để sửa cho đúng, hy vọng tiến bộ không ngừng, chứ không phải "bới bèo ra bọ". Chỉ mạo muội nêu dẫn chứng nói trên để cảnh tỉnh khi dùng từ Hán Việt cho chuẩn. Mong rằng sự nhầm lẫn hai thuật ngữ đó sẽ từng bước được khắc phục.

Vũ Xuân Bân

Nguồn Văn Hiến: http://vanhien.vn/news/can-phan-biet-su-khac-nhau-giua-thap-nien-va-thap-ky-80702