Cân nặng không phải là tất cả

Cân nặng đôi khi chỉ là con số mà không phản ánh vẻ đẹp hay sức khỏe của mỗi người.

Nếu tìm kiếm trên Google từ khóa “Làm thế nào để giảm cân”, bạn sẽ nhận về hơn 100 triệu kết quả. Nhiều người bị ám ảnh vì cân nặng và thân hình thon gọn đã sử dụng các phương thức giảm cân tiêu cực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tinh thần.

Cân nặng không phải là thước đo sức khỏe. Chúng ta có nhiều cách để đánh giá tình trạng cơ thể. Trong đó, chỉ số khối cơ thể (BMI) được nhiều người lựa chọn.

 Cân nặng không phải là thước đo cho sức khỏe. Ảnh: Everyday Feminism.

Cân nặng không phải là thước đo cho sức khỏe. Ảnh: Everyday Feminism.

Theo các chuyên gia, BMI không đủ toàn diện để trở thành một thước đo sức khỏe chuẩn xác. Chỉ số này chủ yếu xem xét cân nặng mà không tính tới các thành phần của cơ thể cũng như sự khác biệt về chất béo, nước hoặc bất cứ yếu tố sinh học nào quyết định sức khỏe. Do đó, nhiều người có cùng chỉ số BMI nhưng ngoại hình và thể trạng của họ lại khác biệt.

“Ở cấp độ cá nhân, BMI có thể được sử dụng như một công cụ sàng lọc thay vì chẩn đoán về mức độ thừa cân hoặc tình trạng sức khỏe của một người”, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết.

Bạn có thể duy trì thân hình mảnh mai. Tuy nhiên, cơ thể quá gầy có thể dẫn đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng kém. Từ đó, bạn có thể rơi vào tình trạng suy giảm hệ miễn dịch.

Các thống kê cho thấy gần 40% người có cân nặng bình thường vẫn mắc các bệnh tiểu đường, cao huyết áp mạn tính hoặc tim mạch. Gần 20% người thừa cân vẫn sống thọ. Vì vậy, tùy từng trường hợp, bạn sẽ cần phải giảm, tăng cân hoặc giữ nguyên cân nặng để đảm bảo sức khỏe.

Việc tập luyện hợp lý, chế độ ăn uống lành mạnh là chìa khóa để cải thiện sức khỏe. Ảnh: Healthy Guru.

Thừa cân không tốt cho sức khỏe, có thể gây căng thẳng cho khớp, làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh như tiểu đường, hen suyễn, rối loạn sinh sản, ngưng thở khi ngủ, tăng huyết áp. Tuy nhiên, nhiều vấn đề khác nguy hiểm hơn đang đe dọa tới sức khỏe của bạn là lối sống ít vận động, không tập thể dục, ăn vặt nhiều…

Vì vậy, khi đặt mục tiêu giảm cân, bạn cần lưu ý hành vi lành mạnh sẽ giúp bạn khỏe hơn ngay cả khi kim chỉ trên bàn cân không giảm xuống.

Theo thống kê, một người với thân hình mảnh khảnh nhưng gặp vấn đề về trao đổi chất có nguy cơ tử vong cao gấp 2,5 lần so với một người béo nhưng ăn thực phẩm lành mạnh và duy trì tập luyện.

Do vậy, việc giảm cân không đồng nghĩa với việc cải thiện sức khỏe. Khi giảm cân lành mạnh, bền vững, kết hợp với chế độ sinh hoạt hợp lý, giữ tinh thần sảng khoái bạn mới khỏe mạnh.

Vì vậy, bạn cần tập trung vào việc thay đổi hành vi thay vì cân nặng. Không phải lúc nào bạn cũng có thể kiểm soát cân nặng của mình, đôi khi bạn thất bại và thất vọng. Tuy nhiên, hành vi lành mạnh lại là lựa chọn trong tầm kiểm soát của bạn.

Tuyến bài “Tết, ăn đậm, mỡ phải làm sao?” do Zing News25 Fit đồng thực hiện nhằm gợi ý phương pháp tập luyện, chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp độc giả khỏe mạnh, dẻo dai. 25 Fit đang triển khai dịch vụ tập luyện tại nhà 25 Fit At Home miễn phí cho hội viên và khách đăng ký mới. Bạn sẽ được tập luyện theo công nghệ EMS giúp giảm mỡ, tăng cơ trong 25 phút mỗi buổi, 2 buổi/tuần. Người tập sẽ được huấn luyện viên đến tận nhà hướng dẫn, đảm bảo tuân thủ quy định an toàn về y tế. Độc giả theo dõi thông tin chi tiết tại đây.

https://dangky.25fit.net/25fit-at-home-tap-ems-tai-nha?utm_source=Zing&utm_medium=Content&utm_campaign=AtHome

Mai Hoa

Giang Duy Linh

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/can-nang-khong-phai-la-tat-ca-post1186559.html