Cận mặt các loài rắn cực độc ở Việt Nam, nhìn thấy nhanh tránh xa

Việt Nam hiện là nơi cư ngụ của gần 200 loài rắn. Trong số đó ghi nhận hơn 50 loài rắn độc. Chỉ một cú đớp của loài rắn độc này cũng có thể giết chết bất cứ loài động vật nào lớn hơn nó gấp nhiều lần.

Việt Nam được biết đến là một đất nước có đa dạng sinh học phong phú và mang tính đặc hữu cao, đặc biệt là các loài bò sát và ếch nhái. Cho đến nay Việt Nam hiện là nơi cư ngụ của gần 200 loài rắn. Trong số đó ghi nhận hơn 50 loài rắn độc.

Việt Nam được biết đến là một đất nước có đa dạng sinh học phong phú và mang tính đặc hữu cao, đặc biệt là các loài bò sát và ếch nhái. Cho đến nay Việt Nam hiện là nơi cư ngụ của gần 200 loài rắn. Trong số đó ghi nhận hơn 50 loài rắn độc.

Rắn sọc đốm đỏ Oreocryptophis porphyraceus: Được xem như một trong những loài rắn có sắc màu rực rỡ nhất ở Việt Nam. Chính vẻ đẹp rực rỡ này đã khiến chúng bị săn đuổi ráo riết để buôn bán và nuôi làm cảnh. Hiện nay loài này đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam.

Rắn lục mắt đỏ Trimeresurus stejneger: Loài rắn độc này chậm chạp, lặng lẽ nhưng chỉ một cú đớp của loài rắn độc này cũng có thể giết chết bất cứ loài động vật nào lớn hơn nó gấp nhiều lần. Nọc độc của nó sẽ tấn công các tế bào trong cơ thể gây phù nề, hoại tử nếu không kịp chữa trị.

Hổ chúa Ophiophagus hannah: Loài rắn này đang bị đe dọa do mất môi trường sống và được liệt kê là loài sắp nguy cấp trong sách đỏ. Hổ mang chúa là loài rắn độc dài nhất thế giới với chiều dài trung bình từ 3,18 đến 4 mét, cá thể dài nhất từng được ghi nhận là 5,85 m.

Rắn lục đầu bạc (Azemiops feae): Đâu cũng là loài rắn chứa chất độc mạnh. Loài này có kích cỡ trung bình, đầu hơi dẹp phân biệt rõ với cổ. Chiều dài cơ thể khoảng 80 cm. Chúng sống trên các vùng núi cao lên tới 1.000 m. Tại Việt Nam, rắn lục đầu bạc phân bố ở Cao Bằng, Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Lạng Sơn.

Rắn lục Trùng Khánh (Protobothrops trungkhanhensis) là một loài rắn độc đặc hữu của Trùng Khánh, Cao Bằng, Việt Nam. Chúng dài khoảng 70 cm, khá nhỏ và sống ở độ cao 500 – 700 m trong các khu rừng thường xanh và rừng mưa núi đá vôi nhiệt đới.

Rắn hổ mang xiêm N. siamensis: Là loài rắn hổ mang cỡ trung bình với cơ thể khá dày. Màu sắc cơ thể của loài này có thể thay đổi từ màu xám sang màu nâu đen, với các đốm trắng hoặc sọc. Các đốm trắng có thể phủ hầu hết của con rắn. Nó được tìm thấy ở Đông Nam Á, bao gồm Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Lào và Myanmar.

Rắn lục Vogel ( Viridovipera vogeli): Loài rắn này chủ yếu sống trong các bụi rậm, các lùm cây thấp thuộc các khu vực đồi núi ở Gia Lai, Đồng Nai, Lâm Đồng. Rắn lục Vogel có màu sắc bên ngoài là xanh lục, ở phần bụng thì có màu xanh nhạt hơn. Loại rắn này thường săn mồi vào ban đêm.

Mời độc giả xem video:Duy Nến - Hà Nội Phố - Kênh Youtube giới thiệu ẩm thực bị phản đối vì sai kiến thức. Nguồn: VTV TSTC.

Thu Hà

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc/can-mat-cac-loai-ran-cuc-doc-o-viet-nam-nhin-thay-nhanh-tranh-xa-1529701.html