Đây là một phạm trù rất rộng mà mỗi công dân, cán bộ, viên chức các cơ quan, đơn vị cần gương mẫu và tự giác chấp hành các qui định về an toàn giao thông, văn hóa giao thông. Ở nước ngoài, khi xảy ra tai nạn, người ta xem trọng đến tính mạng con người còn phương tiện dẫu có bị hư hại thì đã có cơ quan bảo hiểm lo đền bù thiệt hại. Trong khi đó, ở nước ta, nhiều khi xảy ra tai nạn, hai bên lại chú trọng đến vật chất rồi sinh sự với nhau gây mất trật tự an toàn xã hội, ách tắt giao thông. Cung cách xử sự của từng người khi tham gia giao thông thể hiện rõ tầm văn hóa của người đó. Ngoài ra lực lượng cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm giao thông cần có hành động và xử sự văn hóa. Tôi đã từng chứng kiến CSGT tỉnh Vĩnh Long quát nạt, nói như ra lệnh gần như thiếu văn hóa đối với người vi phạm có tuổi đáng cha, chú. “Văn hóa giao thông” được hiểu rằng tất cả người dân tham gia giao thông và cả các lực lượng hướng dẫn và xử lý giao thông đều phải nghiêm chỉnh thực hiện. Bút Kim
Nguồn Đại Đoàn Kết: http://baodaidoanket.net/ddk/mdNews.ddk?id=20538