Cần khôi phục tên bộ 'chinh' cho vùng Tây Nguyên thay vì cồng chiêng

Bộ nhạc khí bằng đồng của các dân tộc Tây Nguyên có tên là 'chinh' nay đổi thành 'cồng chiêng' và vinh dự được UNESCO cộng nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Điều vinh dự thì ai cũng biết, nhưng sự phản lại vinh dự ấy thì chưa đặt thành vấn đề. Đó là lời của người Tây Nguyên từng thốt lên: Dân tộc chúng tôi chỉ có 'chinh' còn cồng chiêng là do người Kinh đưa vào áp đặt. Các cán bộ ở Hà Nội vào công tác trong đó đều nghe những câu nói ấy. Nếu UNESCO biết sự thể này thì e rằng họ sẽ rút lại sự công nhận kia.

Ảnh a. Bộ chinh chêng của Tây Nguyên

Bởi trong Trường ca Đam San có câu: “Ngôi nhà sàn dài như một tiếng chinh ngân”...

Trường ca Đam San là bản Sử thi của một dân tộc đã ví tiếng “chinhngân như ngôi nhà sàn dài: Ngôi nhà sàn dài là biểu tượng của cội nguồn, nơi gắn bó cuộc sống trường tồn của các dân tộc: chứa đựng biết bao tình cảm, vừa thiêng liêng vừa gần gủi như tiếng “chinh” ngân. Vậy tiếng “chinh” ngân là ngôi nhà sàn dài, là bản làng xứ sở Tây Nguyên nơi gắn bó của tổ tiên với bao thế hệ người Tây Nguyên. Nay tình cảm cổ truyền sâu xa, thiêng liêng ấy bị tiêu diệt, thay bằng tên cồng chiêng ngoại lai. Điều ấy sẽ hệ lụy như thế nào đối với tình cảm của các dân tộc tây Nguyên?

Khi thay đổi tên gọi của một cổ vật tâm linh là thay đổi cả nhận thức và phương thức sử dụng, còn cho vẽ hoa văn Thần Đồng Ngọc Lũ lên mặt “chinh” để ám thị Thần Đồng (trống đồng) là loại nhạc khí! Không biết rằng trống đồng cũng bị ngoại lai áp đặt gây bao hệ lụy cho loại Thần Đồng cổ vật Biểu chương vương quyền Ấn tín báu vật truyền ngôi của thời đại Hùng Vương, cũng như “chinh” bị áp đặt thành cồng chiêng ấy.

Ở Tây Nguên có 14 dân tộc sử dụng bộ nhạc khí tâm linh bằng đồng, trong đó có hai dân tộc lớn là Giarai và Bana. Ngươi Giarai gọi chung một tên là “chinh”, người Bana gọi “chinh chêng” (ảnh a): “chinh” loại (nhỏ) có núm còn “chêng” loại (to) không có núm –loại to không núm là cái lệnh của người Kinh (ảnh 3).

Vừa rồi nữ nhạc sĩ Lin Nga Niê Kdam cho tôi biết dân tộc Sê đăng gọi Bộ nhạc khí bằng đồng ấy là “Goong cing”. Theo chúng tôi, có thể họ gọi “Goong” là tên của thanh đàn đá, còn “cing” là “chinh” chăng. Goong thanh đàn đá là cơ sở của loại nhạc cụ Krông pút và đàn T,rưng bằng tre của Tây Nguyên. Và nữ nhạc sĩ cho biết thêm, các cố đạo người Pháp khi viết về Bộ nhạc khí này họ gọi theo người Sê đăng “Goong cing”.Theo chúng tôi, trong nghiên cứu phải gọi đúng tên của cổ vật như người bản xứ, nhưng thay đổi tên đi thì còn gì là nghiên cứu nữa.

Do việc thay đổi tên của bộ nhạc khí ấy cho nên Từ điển bách khoa Việt Nam định nghĩa về công chiêng Tây Nguyên như sau: “Cồng (nhạc cụ chiêng)” …. Loại cồng có núm ở giữa gọi là chiêng có núm, loại không có núm gọi là chiêng bằng(1). Những từ gạch chân là của người viết chứ không phải của địa phương; còn định nghĩa chiêng:

Chiêng khan (tiếng Bana khan là chiêng gió, gồm 8 ống tre)”: Nhạc cụ của người Bana, thuộc họ nhạc cụ tự thân vang khi va đập, gồm 8 ống tre có kích thước quy định (Sách đ.d tr. 467)) ; loại chùm 8 ống tre ấy ngày nay Hà Nội có treo ở các nhà hàng.

Sách Từ điển bách khoa Việt Nam mà định nghĩa “Cồng” là (chiêng) còn “Chiêng” là (8 ống tre) ??!!

Thuật nghữ cồng chiêng là của người Kinh

Sách nói về triều đình Huế của Nguyễn Đắc Xuân ghi: Một hồi cồng báo bãi chầu vang lên (2); và ngạn ngữ có câu: Lệnh ông không bằng cồng bà, hoặc Cồng làng mõ xóm; còn chiêngchiêng trống - chiêng trống treo ở đình làng và nhà thờ họ. Như vậy rõ ràng thuật ngữ cồng chiêng là của người Kinh; ngay ở người Mường cũng chỉ gọi chiêng, còn từ cồng không có trong bộ nhạc khí của họ.

Tại sao người Tây Nguyên gọi là “chinh”

Người Tây Nguyên mua chiênglệnh của người Kinh về thửa lại âm thanh làm bộ nhạc khí của họ. Người Kinh gọi chiêng là tiếng “nôm” còn trong nghi lễ xướng tế gọi theo từ Hán Việt là “chinh” và “chinh cổ” (chiêng trống). Vậy, người Tây Nguyên sử dụng bộ nhạc khí bằng đồng ấy vào việc tâm linh ở nhà Rông cho nên họ cũng gọi “chinh” theo người Kinh.

Bốn loại nhạc khí của người Kinh: Cồng, chiêng, lệnhphèng la như sau: Cồng bằng gỗ, chiêng bằng đồng (mặt có núm), lệnh loại to mặt bằng (không có núm) (ảnh a) phèng ta loại nhỏ.

CồngLệnh là công cụ của vương quyền, còn chiêngphèng la là công cụ của tâm linh: Cồng của Lý trưởng (ảnh 1), Lệnh của quan huyện: khi quan vi hành lính lệ xách lệnh đi trước đánh hai tiếng để dẹp đường; cái lệnh cổ truyền của dân tộc vừa được Hội Phật giáo Trúc

Lâm khôi phục (ảnh 3 ), chiêng của cúng tế (ảnh 2) phèng la đi đầu dẹp đường cho đám ma (ảnh 4).

Cồng

Cái lệnh

Phèng la

Những hệ lụy của thuật ngữ cồng chiêng

1.Thuật ngữ cồng chiêng sai trái đã gây bao hệ lụy cho giới nghiên cứu. Từ năm 1980 trở đi đã có 4 cuộc Hội thảo mà không tìm được đáp số.. Cố G S nhac sĩ Tô Vũ đã phải thốt lên: “Cồng chiêng là những thuật ngữ đẳng lập hay là loại nhạc khí đồng loại, cồng hay chiêng, loại nào có núm” (3).

2. Sách giáo khoa phổ thông môn học nhạc cụ, có 2 ảnh: chiếc có núm ghi chữ cồng; chiếc không có núm ghi chữ chiêng. Vậy, cô giáo dạy học sinh: cồng có núm và chiêng không có núm (4).

Chiếc cồng của người Kinh kiểu như thùng đựng rượu, cao khoảng 1,40m, giữa bụng to khoảng 0,60m, hai đầu thon lại mặt bằng, có đường rãnh ở giữa, trong lòng khoét rỗng làm thùng cộng hưởng. Tiếng kêu “trầm hùng, ùng ùng” nên gọi là cồng chăng. Tiếng Lệnh và tiếng Cồng là hiệu lệnh của quan huyện và Lý trưởng chế độ phong kiến cho nên bị dẹp bỏ từ năm1945.

Chúng tôi sưu tầm được chiếc cồng bằng gỗ còn lưu giữ được ở ngôi đình làng người Kinh-làng Trung Lương, phường Quyết thắng TP Kontum (ảnh 1). Tuy chiếc cồng này về hình dáng và kỹ thuật không giống như chiếc cồng của miền xuôi. Vì vào thời đó ở Tây Nguyên không có dụng cụ để khoét hòm cộng hưởng, còn kỹ thuật tạo dáng một chiếc cồng thì phải loại thợ giỏi, cho nên họ làm chiếc cồng như cái mõ cao to mà thôi.

Hiện nay một chiếc cồng loại nhỏ còn gọi “mõ cá” dùng ở các “điếm canh” của các làng còn lưu giữ ở đình làng (hai vua) Đường Lâm, thị xã Sơn Tây Hà Nội (ảnh 5).

Lời kết. Văn hóa là gương mặt của một dân tộc, cho biết ta từ đâu đến và sẽ đi về đâu. Vì thế, chúng tôi là người nghiên cứu văn hóa cổ truyền không thể vị nể mà làm thinh, bởi một thuật ngữ “cồng chiêng” đã gây hệ lụy cho ba dân tộc: Tây Nguyên, người Mường và người Kinh. Cho nên chúng tôi đệ trình lên Ủy ban Dân tộc của Quốc Hội để có ý kiến cho đơn vị chuyên môn, có kế hoạch khôi phục lại thuật ngữ “chinh” cho bộ nhạc khí bằng đồng của vùng Tây Nguyên, bộ “chiêng” cho người Mường và thuật ngữ “cồng chiêng” cho người Kinh. Chúng tôi cầu mong những nhà nghiên cứu văn hóa cổ truyền dân tộc, đồng tình với ý kiến này, để khi đơn vị Công quyền kia đưa ra cho các nhà khoa học thẩm định thì có ý kiến bảo vệ những thuật ngữ phải gọi đúng tên, không được thay đổi nghe cho nó oai.

_________

1. Từ điển bách khoa Việt Nam N x b Từ điển bách khoa Việt Nam 1995 tr 600.

2. Nguyễn Đắc Xuân,Chín đời chúa mười ba đời vua, Nxb Thuận Hóa,2008,tr 24

3-4. Kiều Trung Sơn Cồng chiêng có núm hay không có núm, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 3 2011 tr 68.

Nhac sĩ Dương Đình Minh Sơn

Nguồn Văn Hiến: http://vanhien.vn/news/can-khoi-phuc-ten-bo-%E2%80%9Cchinh%E2%80%9D-cho-vung-tay-nguyen-thay-vi-cong-chieng-69239