Cần gì để chuyển đổi xanh giao thông đô thị?
Giao thông vận tải là ngành có tỷ trọng đóng góp lớn phát thải khí nhà kính của Việt Nam.
Cam kết của Việt Nam với việc giảm phát thải ròng xuống con số 0 vào năm 2050 tham vọng hơn so với một số nước công nghiệp hóa nhanh trong khu vực và cho thấy quyết tâm mạnh mẽ xây dựng một nền kinh tế phát triển nhưng không đánh đổi các mục tiêu môi trường.
Xe điện là giải pháp
Giao thông vận tải là ngành có tỷ trọng đóng góp lớn phát thải khí nhà kính của Việt Nam. Theo kịch bản do Ngân hàng Thế giới công bố, lượng phát thải CO2 của ngành này sẽ tăng từ 33,2 triệu tấn lên tới 89,1 triệu tấn vào năm 2030.
Trong đó, phát thải từ giao thông vận tải đường bộ chiếm đến 83.3% lượng phát thải CO2 vào năm 2020. Các phương tiện giao thông đường bộ vẫn tiếp tục tăng nhằm phục vụ vận chuyển hàng hóa và nhu cầu di chuyển của hành khách.
Liên Hợp Quốc dự đoán Châu Á - nơi có 17 trong số 33 siêu đô thị toàn cầu, sẽ đạt mức đô thị hóa 64% vào năm 2050. Việc giảm phát thải và ô nhiễm từ ngành giao thông vận tải sẽ là điều kiện tiên quyết để tạo ra các thành phố đáng sống và bền vững.
Vậy, làm thế nào các đô thị có thể đối phó với sự gia tăng mạnh mẽ của phát thải khí nhà kính từ ngành giao thông vận tải để kiểm soát ô nhiễm và phát triển bền vững?
Một giải pháp tiêu biểu là xe điện (EV). Sử dụng nguồn nhiên liệu có thể tái tạo (renewable energy), lượng phát thải từ phương tiện giao thông điện chỉ bằng ⅓ phương tiện thông thường.
Trong khu vực châu Á, Trung Quốc hiện là nhà sản xuất xe điện lớn nhất thế giới và cũng nằm trong top đầu về số lượng đăng ký xe điện. Thái Lan tuy là một trong những nước dẫn đầu về sản xuất ô tô, lại chưa chưa bắt kịp với tốc độ phát triển toàn cầu của xe điện.
Nhận thức được sự chuyển dịch của ngành giao thông vận tải khỏi nhiên liệu hóa thạch, Thái Lan đã đưa ra kế hoạch để xe điện chiếm một nửa thị trường ô tô vào năm 2030.
Việt Nam trong dòng chảy xe điện
Theo báo cáo của HSBC, sự gia tăng các phương tiện điện (EV) đang góp phần vào việc đạt mục tiêu phát thải net-zero và thúc đẩy nguồn tăng trưởng kinh tế bền vững dài hạn cho Việt Nam. Các nhà sản xuất xe điện địa phương đã đạt được thành công đặc biệt trong việc điện hóa các phương tiện hai bánh.
Trong tương lai, hợp tác với các công ty nước ngoài và khai thác nguồn tài nguyên đất hiếm có thể giúp Việt Nam trở thành dẫn đầu trong ngành di động xanh.
Ví dụ, công ty mẹ của VinFast hợp tác với Gotion High-Tech của Trung Quốc để phát triển một số pin LFP (lithium ferrous phosphate) và xây dựng hai nhà máy lithium-ion ở tỉnh Hà Tĩnh, dự kiến sẽ mở cửa vào quý III/2024.
Trong tương lai, VinFast có thể trở thành nhà xuất khẩu xe điện hàng đầu sang ASEAN, với Indonesia là thị trường chính.
Đầu tư cho giao thông công cộng
Bên cạnh đó, Việt Nam có thể học hỏi chính sách liên quan đến thúc đẩy sử dụng giao thông công cộng từ các nước châu Âu. Thỏa thuận xanh châu Âu (EU Green Deal) kêu gọi giảm 90% lượng khí thải nhà kính từ giao thông, nhằm đưa EU trở thành nền kinh tế không phát thải khí carbon vào năm 2050, đồng thời hướng tới mục tiêu không ô nhiễm.
Một trong những giải pháp quan trọng để đạt được mục tiêu trên là tăng số lượng người sử dụng phương tiện công cộng thay vì phương tiện cá nhân khi tham gia giao thông.
Vào năm 2023, mức phát thải khí CO2 trên đầu người ở Liên minh châu Âu (EU) đã giảm 14.3% so với năm 2019. Trong khi đó, mức phát thải khí CO2 trên đầu người ở Trung Quốc tăng 11.25% và ở Mỹ giảm 8.9% từ năm 2019 - 2023. Hiện EU chỉ cao hơn mức trung bình toàn cầu khoảng 15%, thấp hơn khoảng 40% so với Trung Quốc và thấp hơn 59% so với Mỹ.
Một số chuyên gia về giao thông đô thị đã kêu gọi chuyển đổi sang giao thông đô thị xanh, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ưu tiên di chuyển con người hơn là tăng không gian cho xe cá nhân.
Những mô hình đầu tư mới tập trung vào người đi bộ, xe đạp, giao thông công cộng và giảm ưu tiên cho xe ô tô, từ đó đưa ra các chiến lược cho việc "Xanh hóa Di chuyển Đô thị" đã được nhiều chuyên gia đề xuất.
Vai trò của doanh nghiệp
Để khắc phục ảnh hưởng nặng nề của giao thông vận tải lên môi trường, vai trò của các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi xanh là rất quan trọng. Các doanh nghiệp cần đưa ra những biện pháp khuyến khích nhân viên ưu tiên sử dụng phương tiện giao thông công cộng thân thiện hơn với môi trường.
Cũng chính các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sở hữu các nhãn hàng, là người quyết định xem phương tiện vận tải hàng hóa được sử dụng là gì và từ đó có tác động tới những doanh nghiệp vận tải, phần nhiều là những doanh nghiệp siêu nhỏ hoặc hộ gia đình.
Để tạo động lực cho doanh nghiệp tiến hành chuyển đổi xanh, có hai giải pháp chính. Theo cơ chế thị trường, nhằm khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi, Nhà nước có thể yêu cầu minh bạch về thông tin theo nhãn phát thải trên hàng hóa.
Ngoài ra, Nhà nước có thể khuyến khích chuyển đổi phương tiện từ "nâu sang xanh" bằng cách cung cấp những ưu đãi về tài chính cho các doanh nghiệp vận chuyển vận chuyển vừa và nhỏ hoặc thông qua các doanh nghiệp lớn.
Dù với phương án nào, các doanh nghiệp đều cần có công cụ theo dõi lượng phát thải để xử lý được những dữ liệu phức tạp trong chuỗi cung ứng và đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn liên tục được cập nhật.
Trên thế giới, việc sử dụng phần mềm mang tính tích hợp cao có thể giúp các doanh nghiệp đo lường carbon và các khí nhà kính khác theo đơn vị sản phẩm và kết hợp dữ liệu đó với chi phí khi đưa ra quyết định lựa chọn dịch vụ vận tải.
Ở Việt Nam, bộ giải pháp về ứng phó biến đổi khí hậu của Nuoa.io là lựa chọn hàng đầu cho phần mềm kiểm kê và quản lý khí nhà kính với mục tiêu mang lại sự bền vững, minh bạch cho chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp trong nước cũng như khu vực châu Á.
Với đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực khoa học và kinh tế học khí hậu từ những trường đại học và doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới, kết hợp với năng lực công nghệ tích lũy từ những tập đoàn tiêu biểu, Nuoa.io đang phục vụ nhiều doanh nghiệp lớn, giúp họ xác định tác động môi trường và xây dựng những kịch bản giảm thiểu phát thải, cùng đóng góp vào mục tiêu net-zero của Việt Nam.