Cắn đứt mũi vợ chỉ vì nhà vợ không đáp ứng đủ của hồi môn

Người vợ bị chồng bất ngờ tấn công cắn đứt mũi khiến nhiều người e ngại. Lý do người phụ nữ cho hay là do anh chồng yêu cầu quá cao về của hồi môn bên nhà vợ.

Những mâu thuẫn trong cuộc sống hôn nhân khiến tính cách con người thay đổi, dẫn đến nhiều tình huống trớ trêu mà không ai đoán trước được. Việc chồng đánh vợ đã không còn xa lạ nữa, thậm chí có những người phụ nữ phải sống trong cảnh bạo lực gia đình suốt nhiều năm.

Mới đây, sự việc một người phụ nữ bị chồng bạo hành, cắn đứt mũi khiến nhiều người e ngại.

Theo Mirror, sự việc xảy ra vào ngày 1/11 vừa qua tại Ấn Độ. Theo đó, người vợ đang đi bộ đến lớp học thì chồng chạy từ phía sau lên, kéo tay, ghìm chặt tay vợ lại rồi đột nhiên lao vào cắn đứt mũi vợ. Thế nhưng, khi cơ quan điều tra tìm hiểu lý do người chồng này lại rat ay tàn nhẫ với vợ mình như vậy thì người đàn ông này lại vô tư trả lời là do vợ không chịu về nhà.

Người phụ nữ xấu số này tên Raj Kumari kết hôn với Shiv Prasad 2 năm trước. Tuy nhiên, cặp đôi này đã chia tay từ năm ngoái. Shiv, 23 tuổi, liên tục đòi của hồi môn sang trọng từ gia đình vợ.

Mặc dù Kumari, 21 tuổi giận chồng đã chuyển ra sống với cha mẹ tại Lakhimpur Kheri nhưng Shiv liên tục quấy rối cô. Anh ta muốn nhà vợ đưa cho anh khoảng 50 triệu đồng và mua cho anh một chiếc xe máy đắt tiền.

Kumari bị chồng cắn đứt mũi.

Trả lời báo chí, Kumari cho biết: "Lý do thật sự là do anh ta muốn tiền bạc, của hồi môn của nhà vợ. Anh ta luôn tra tấn tôi về của hồi môn. Anh ta yêu cầu nhà tôi một số tiền lớn cùng một chiếc xe máy xịn, trong khi gia đình tôi không đủ khả năng đáp ứng. Anh ta liên tục đánh tôi và dằn vặt tôi về vấn đề đó. Tôi nói cần có thời gian suy nghĩ và tôi đã về nhà ngoại. Tôi không muốn quay trở lại với anh ta. Cũng vì anh ta mà tôi đã bỏ lỡ việc học của mình. Khi tôi từ chối mọi yêu sách của anh ta thì tôi phải nhận sự trả thù đau đớn này”.

Khi bị chồng cắn đứt mũi, người vợ đã nhanh chóng được đưa đến phòng y tế.

Tiến sĩ Surjit Kumar Singh, làm việc tại bệnh viện huyện cho biết: "Cô ấy đã bị mất một phần mũi và khi hồi phục tôi không dám chắc là cô ấy có thể khôi phục lại chiếc mũi hay không. Trường hợp này cần được đưa đến bệnh viện lớn, khoa tai mũi họng”.

Ngay lúc đó, người chồng đã bị bắt nhằm mục đích điều tra.

Khi trả lời các nhà chức trách, Shiv Prasad đã một mực phủ nhận chuyện hồi môn. Anh ta chỉ thừa nhận rằng : "Tôi không thích cách vợ ăn mặc tới lớp học. Trang phục của cô ấy mặc khi đó là quần tây, áo sơ mi và đeo cà vạt. Nhìn thật lố bịch. Tôi muốn cô ấy trở về nhà, nhưng cô ấy không chấp nhận. không một người chồng nào có thể chịu nổi sự ‘xúc phạm’ này”.

Hiện cơ quan chức năng vẫn tiếp tục điều tra.

Tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định những hành vi bạo lực gia đình như:

"a, Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;

b, Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;"

Theo khoản 1 Điều 5 Luật phòng, chống bạo lực gia đình quy định về quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình thì người vợ trong trường hợp này có các quyền sau đây:

“a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;

b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;

c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;

d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật”

Theo đó, nếu muốn chấm dứt hành vi bạo lực gia đình thì người vợ hoàn toàn có thể thực hiện các quyền nói trên để đề nghị các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình. Các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ cho người vợ trong trường hợp này được quy định cụ thể tại Điều 18 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình như sau:

“1. Người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 23 và khoản 4 Điều 29 của Luật này.

2. Cơ quan công an, Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý; giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình”.

MỸ AN (Theo Mirror)

Xem thêm video:

Nguồn: Tinnhanhonline.vn

Nguồn ĐS&PL: http://www.doisongphapluat.com/doi-song/gia-dinh-tinh-yeu/can-dut-mui-vo-chi-vi-nha-vo-khong-dap-ung-du-cua-hoi-mon-a169129.html