Cận cảnh xác máy bay tàng hình Mỹ bị tên lửa SA-3 'vít cổ'

Ngày 27/3/1999, cả thế giới chấn động khi hay tin lực lượng phòng không Nam Tư (cũ) bắn rơi máy bay chiến đấu tàng hình F-117A của Không lực Mỹ bằng loại tên lửa 'cổ lỗ sĩ' SA-3.

Trước khi Mỹ chính thức đưa vào sử dụng F-22 và B-2, F-117A là loại máy bay chiến đấu tàng hình "độc nhất" của cường quốc này. Nó được xem là đã mở ra cuộc cách mạng trong thiết kế máy bay chiến đấu thế hệ mới với hàng loạt công nghệ tiên tiến, mà đỉnh cao nhất là công nghệ tàng hình trước các hệ thống radar. Nguồn ảnh: Wikipedia

Năm 1989, F-117 chính thức xuất kích lần đầu trong cuộc chiến với Panama. Hai năm sau, nó tham gia cuộc chiến vùng Vịnh 1991 và sớm chứng minh khả năng "bất bại" khi các hệ thống radar do Liên Xô cung cấp cho Iraq hầu như không thấy gì. Nguồn ảnh: Bmpd

Thế nhưng, điều bất ngờ đã xảy ra trong cuộc chiến 8 năm sau đó – chiến tranh Kosova. Ngày 27/3/1999, máy bay cường kích tàng hình F-117A mang số hiệu 82-806 bất ngờ bị bắn rơi bởi lực lượng của Nam Tư (cũ). Ảnh: Mảnh xác máy bay F-117 rơi gần làng Budjanovci được trưng bày tại Bảo tàng hàng không Belgrade. Nguồn ảnh: Bmpd

Đáng kinh ngạc hơn, "tác giả vụ bắn rơi niềm tự hào Không lực Mỹ" lại là tổ hợp tên lửa phòng không S-125 Neva-M (NATO gọi là SA-3) được coi là thứ vũ khí cổ lỗ sĩ cuối thế kỷ 20. Với công nghệ từ những năm 1960, không ai có thể tin SA-3 lại có thể bắn hạ cỗ máy chiến tranh hiện đại nhất hành tinh, vậy mà điều đó đã xảy ra. Trong ảnh: Nắp kính buồng lái chiếc F-117A. Nguồn ảnh: Bmpd

"Cái chết của F-117A" trên bầu trời Nam Tư năm 1999 mãi tới ngày nay vẫn là chủ đề gây tranh cãi làm thế nào mà các sĩ quan Nam Tự lại lần ra được máy bay tàng hình tiên tiến nhất. Nguồn ảnh: Bmpd

Các chuyên gia quân sự NATO cho rằng, lực lượng phòng không Nam Tư có thể phát hiện ra khi chiếc F-117A mở khoang bom làm tăng tiết diện phản xạ sóng radar. Trong khi đó, Đại tá Zoltan Dani - chỉ huy Tiểu đoàn 3 bắn rơi chiếc F-117A thì cho biết, đã giữ an toàn được đa số các trận địa tên lửa của mình và có một số trạm thám trắc giúp phát hiện ra F-117 và các loại máy bay khác… Nguồn ảnh: Bmp

…Zoltán và binh lính của mình đã dự đoán các đường bay của những chiếc F-117A trước đó nhờ quan sát bằng kính viễn trắc ở một số thời điểm và nhờ các trạm chỉ điểm radar cũng như những mục tiêu bị ném bom, vì vậy Lữ đoàn của ông đã phát hiện được đường bay của chiếc F-117A….Trong ảnh, ghế phóng khẩn cấp phi công lái chiếc F-117A tại bảo tàng ở Belgrade. Nguồn ảnh: Bmpd

….Đội tên lửa của ông và các trạm chỉ điểm radar sau đó đã xác định vị trí máy bay F-117A và phóng tên lửa. Zoltán cũng cho biết những chiếc radar của ông đã được cải tiến để có khả năng phát hiện F-117A tốt hơn, nhưng ông không nói rõ phần nào được cải tiến. Ảnh: Bộ đàm, đạn pháo sáng đặt trên ghế phóng khẩn cấp phi công lái F-117A. Nguồn ảnh: Bmpd

Ngoài chiếc 82-806, một chiếc F-117A thứ hai cũng bị hư hại nặng trong cuộc chiến này nhưng may mắn quay được về căn cứ. Theo phía Nam Tư, chiếc này bị hư hỏng sau vụ tấn công bằng tiêm kích MiG-29, nhưng phía Mỹ không thừa nhận. Nguồn ảnh: Bmpd

Dẫu cho bị bắn rơi một chiếc, hư hại một chiếc, tuy nhiên nhìn chung F-117A vẫn được xem là mẫu máy bay chiến đấu thành công trong lịch sử Không quân Mỹ, ít nhất là về mặt phương diện công nghệ tàng hình. Nguồn ảnh: Bmpd

64 chiếc được Tập đoàn Lockheed Martin chế tạo với chi phí ước tính 111,2 triệu USD/chiếc. Máy bay F-117 bắt đầu được trang bị từ tháng 10/1983 và chính thức rời khỏi biên chế ngày 22/4/2008. Mặc dù vậy, các máy bay này được cho là vẫn được bảo quản tốt tới tận ngày nay và có thể tái sử dụng khi cần thiết. Nguồn ảnh: Bmpd

Đánh giá chung, so với các thế hệ F-22 sau này, F-117A tồn tại nhiều điểm yếu như việc nó không thể đạt tốc độ siêu âm dù trang bị đến hai động cơ turbofan F404, hệ thống lái khá phức tạp. Nguyên nhân dẫn tới các nhược điểm này được cho là chính việc sử dụng kỹ thuật tàng hình buộc phải tối ưu hình dạng máy bay. Nguồn ảnh: Bmpd

Đó là lý do tại sao trông F-117A nếu so với F-22 sau này thì rất kỳ dị, không giống bất kỳ loại máy bay chiến đấu nào trước đây. Ngoài ra, nó thậm chí không được trang bị radar mà chủ yếu sử dụng hệ thống GPS, hoa tiêu quán tính, hệ thống chỉ thị mục tiêu laser... Nguồn ảnh: Bmpd

Hình dạng quá độc cũng khiến nó gặp vấn đề mang vác vũ khí, khoang bom trong thân chỉ mang tối đa 2,3 tấn gồm các loại dẫn đường thông minh GBU hay bom phá hầm ngầm BLU. Nguồn ảnh: Wikipedia

Gia Bảo

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/can-canh-xac-may-bay-tang-hinh-my-bi-ten-lua-sa-3-vit-co-1152617.html