Cận cảnh vệ tinh do các nhà khoa học Việt trực tiếp chế tạo

Các nhà khoa học của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đã thiết kế, chế tạo thành công vệ tinh MicroSat Kit. Vệ tinh 'made in' Việt này được chuyển giao cho các trường đại học để phục vụ công tác đào tạo ngành công nghệ vũ trụ.

 Vệ tinh MicroSat Kit phục vụ giảng dạy có kích thước 30x30x30 cm, nặng 18kg. Vệ tinh bao gồm các chức năng đặc trưng của một vệ tinh như: chụp ảnh, truyền ảnh, giám sát thời gian thực; điều khiển và giám sát thông tin trạng thái vệ tinh từ trạm mặt đất...

Vệ tinh MicroSat Kit phục vụ giảng dạy có kích thước 30x30x30 cm, nặng 18kg. Vệ tinh bao gồm các chức năng đặc trưng của một vệ tinh như: chụp ảnh, truyền ảnh, giám sát thời gian thực; điều khiển và giám sát thông tin trạng thái vệ tinh từ trạm mặt đất...

Với đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và cấu hình mà một vệ tinh cần có, vệ tinh MicroSat Kit mô tả trực quan quá trình hoạt động của một vệ tinh loại quan sát trái đất ở điều kiện dưới mặt đất.

Vệ tinh giúp người học dễ dàng hình dung được cách thức hoạt động của vệ tinh trên vũ trụ, và tiếp nhận kiến thức về thiết kế, chế tạo, thử nghiệm vệ tinh một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.

Đặc biệt, với vệ tinh thực hành MicroSat Kit, người học được trực tiếp thực hành quá trình lắp ráp, tích hợp và điều khiển, vận hành vệ tinh ngay trong môi trường phòng thí nghiệm bình thường.

Sau khi được chuyển giao, vệ tinh MicroSat Kit hỗ trợ đào tạo thực hành về thiết kế và chế tạo vệ tinh quan sát trái đất lớp micro cho sinh viên đại học, kỹ sư mới ra trường hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là công nghệ vũ trụ.

Hiện vệ tinh đã được chuyển giao cho trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh và Đại học Việt Pháp (Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, USTH).

Trong tương lai, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết tiếp tục đầu tư, phát triển sản phẩm với mục tiêu đưa vệ tinh dạy học MicroSat Kit này ra thị trường quốc tế.

Ngoài vệ tinh MicroSat Kit được chuyển giao, vệ tinh NanoDragon (NDG) cũng do các nhà khoa học của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam phát triển, dự kiến phóng lên quỹ đạo vào tháng 9 năm nay. Hiện vệ tinh đã hoàn thành những thử nghiệm cuối cùng.

Mời độc giả xem video:Bị CSGT nhắc nhở, nữ tài xế đỗ xe chắn ngang đường thách thức. Nguồn: Tin Tức VTV24.

Thu Hà (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/can-canh-ve-tinh-do-cac-nha-khoa-hoc-viet-truc-tiep-che-tao-1519748.html