Cận cảnh robot đào hầm dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội

Dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội có chiều dài 12,5km, trong đó có 4km đi ngầm từ Kim Mã đến ga Hà Nội, được đào bằng robot đào hầm (TBM). Mỗi robot đào hầm tương tự có giá trị khoảng 10-15 triệu USD.

Robot đào hầm (TBM) của tuyến số 3, đoạn Nhổn-ga Hà Nội là một cỗ máy lớn với nhiều bộ phận phức tạp như đầu cắt, khiên đào, tay trộn, buồng điều áp, xilanh đẩy, hệ thống vận chuyển đất thải… Do đó, việc vận chuyển và lắp đặt mất rất nhiều thời gian.

Máy đào hầm này do hãng Herrenkecht (Đức) chế tạo theo công nghệ TBM (Tunnel Boring Machine), có chiều dài hơn 100m, nặng khoảng 850 tấn với bộ phận khiên đào phía trước đường kính 6,55m.

Robot đào hầm đường sắt Nhổn- Ga Hà Nội dự kiến sẽ bắt đầu chạy thử vào giữa tháng 1/2021.

Robot đào hầm đường sắt Nhổn- Ga Hà Nội dự kiến sẽ bắt đầu chạy thử vào giữa tháng 1/2021.

Để có thể đưa máy xuống lòng đất ở ga ngầm S9-Kim Mã, Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) và các nhà thầu phải thực hiện phương pháp cuốn chiếu, vận chuyển đường bộ rồi dùng cần cẩu nặng 500 tấn đưa dần từng bộ phận xuống tầng đáy của ga để lắp ráp.

Chia sẻ với PV, đại diện đơn vị thi công cho biết giá trị của robot đào hầm khoảng 12-15 triệu USD, nhưng khi đào xong 4km đi ngầm của nhà ga thì cũng không dùng cho dự án khác được nữa.

“Thi công dưới lòng đất tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên các nhà thầu chủ yếu dùng các máy mới. Mỗi robot đào hầm tương tự như cỗ máy dùng cho dự án Nhổn - Ga Hà Nội có giá trị khoảng 10-15 triệu USD. Tuy nhiên, khi đào xong dự án Nhổn - Ga Hà Nội thì khiên đào (bộ phận đắt nhất của máy TBM) cũng hết khấu hao và không dùng cho các dự án tương tự khác”, đại diện đơn vị thi công thông tin.

Độ sâu mà máy đào hoạt động ở khoảng 15-25m so với mặt đường.

Máy TBM có chiều dài 90m, gồm 5 toa và 1 bộ khiên đào phía trước. Theo kế hoạch, trung bình mỗi ngày robot sẽ đào được khoảng 12m hầm trong điều kiện lý tưởng; còn nếu phát sinh sự cố như gặp phải vật cản trở, có hiện tượng xô lún công trình bên cạnh thì thời gian sẽ kéo dài hơn.

Theo ông Vũ Thế Mạnh, Giám đốc gói thầu CP03 (nhà thầu Fecon), việc vận hành hai máy TBM đào hầm tại tuyến này sẽ do Fecon đảm nhiệm dưới sự giám sát và tham gia của các chuyên gia, kỹ sư nước ngoài và của cả nhà sản xuất TBM.

Nói về vấn đề đào hầm có thể gây lún, nứt các công trình xung quanh ở phía trên, đại diện MRB Hà Nội và đơn vị thi công (Fecon) khẳng định: Việc đào hầm thực hiện ở độ sâu 15-25m, các đơn vị đã khảo sát, đo đạc địa chất từng khu vực mà tuyến đường hầm chạy qua.

“Các kịch bản đã được lên đầy đủ. Nếu trong quá trình đào hầm mà xảy ra sự cố theo kịch bản nào thì sẽ tạm dừng lại để xử lý”, đại diện MRB Hà Nội cho biết.

Đại diện Fecon thì khẳng định máy đào hầm TBM là loại tự cân bằng áp lực trong khi đào, không gây mất áp lực lòng đất nên việc xảy ra sụt lún công trình phía trên là hiếm.

“Chúng tôi đã có kinh nghiệm xử lý sự cố với dự án metro Bến Thành- Suối Tiên ở TP.HCM. Đường hầm của tuyến này chạy sát qua Nhà hát Lớn, chỉ cách khoảng 7m nhưng không gây sụt lún hay ảnh hưởng gì”, ông Mạnh thông tin thêm.

Máy đào hầm TBM là loại tự cân bằng áp lực trong khi đào, không gây mất áp lực lòng đất nên việc xảy ra sụt lún công trình phía trên là hiếm.

Theo ghi nhận của PV vào sáng 7/12, những bộ phận của robot đào hầm khổng lồ đã được lắp đặt tại ga S9.

Các kỹ sư, công nhân đang khẩn trương làm việc để hoàn thành theo đúng tiến độ.

Các ray trượt để vận chuyển robot đào hầm di chuyển dễ dàng sâu trong lòng đất.

Các máy TBM sẽ bắt đầu khoan từ ga S9 tới ga S12-ga Hà Nội ở cuối phố Trần Hưng Đạo với tổng chiều dài 4km. Khoan đến đâu, vỏ hầm sẽ được lắp đến đấy.

Để có thể đưa máy xuống lòng đất ở ga ngầm S9 – Kim Mã, MRB và các nhà thầu dùng cần cẩu nặng 500 tấn đưa dần từng bộ phận xuống tầng đáy của ga để lắp ráp.

Theo MRB, robot đào hầm là một cỗ máy lớn với nhiều bộ phận phức tạp như đầu cắt, khiên đào, tay trộn, buồng điều áp, xi lanh đẩy, hệ thống vận chuyển đất thải... vì vậy việc vận chuyển và lắp đặt mất rất nhiều thời gian.

Trung bình mỗi ngày robot sẽ đào được khoảng 12m hầm trong điều kiện lý tưởng.

Việc vận hành hai máy TBM đào hầm tại tuyến này sẽ do Fecon đảm nhiệm dưới sự giám sát và tham gia của các chuyên gia, kỹ sư nước ngoài và của nhà sản xuất TBM.

Máy đào hầm TBM là loại tự cân bằng áp lực trong khi đào, không gây mất áp lực lòng đất.

Để có thể đưa máy xuống lòng đất ở ga ngầm S9 – Kim Mã, MRB và các nhà thầu dùng cần cẩu nặng 500 tấn đưa dần từng bộ phận xuống tầng đáy của ga để lắp ráp.

Các hạng mục lắp đặt đang được hoàn thành.

Dự kiến tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội sẽ khai thác thương mại trước đoạn trên cao dài 8,5km vào cuối năm 2021, bắt đầu từ Nhổn đến ga S8 - Đại học Giao thông Vận tải. Đoạn đi ngầm khoảng 4km sẽ khai thác vào cuối năm 2022. Khi đi vào hoạt động, tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội được kỳ vọng sẽ là giải pháp xanh góp phần giảm thiểu ách tắc giao thông, giảm ô nhiễm đô thị và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân ở khu vực phía Tây Hà Nội.

Bảo Khánh

Nguồn Infonet: https://infonet.vietnamnet.vn/doi-song/nhip-song/robot-dao-ham-gia-tri-hang-chuc-trieu-do-chi-dung-cho-1-du-an-la-het-khau-hao-271648.html