Cận cảnh nơi sản xuất tờ giấy mỏng nhất thế giới ở Nhật Bản

Tenjugo là tên gọi những tờ giấy mỏng nhất thế giới do người Nhật nắm giữ công thức chế tạo.

Theo tờ BI, công ty ở Kochi, Nhật Bản tạo ra loại giấy mỏng nhất thế giới, chỉ khoảng 0,02 mm trong suốt hơn 1.000 năm qua. Loại giấy này thậm chí còn mỏng hơn da người, một thành tựu không nơi nào trên thế giới có thể sao chép.

Người ta gọi những tờ giấy mỏng nhất thế giới là Tenjugo. Tờ giấy sau khi khô gần như trong suốt với bề mặt có các sợi giấy đan vào nhau chằng chịt.

Hiroyoshi Chinzei, là nhà sản xuất tenjugo thế hệ thứ tư, đồng thời là Giám đốc Công ty Hidaka Washi

Hẳn nhiều người thắc mắc loại giấy siêu mỏng liệu có tác dụng gì và có thể viết mực lên đó không?

Khoảng hơn 1.000 năm trước, công nhân tạo ra Tenjugo bằng tay được dùng để ghi chép hay trang trí nghệ thuật, chủ yếu cho mục đích thực hiện nghi lễ. Sau đó, giấy dùng trong những chiếc máy đánh chữ. Theo thời gian, tờ giấy ngày càng được làm mỏng nhất có thể, dùng máy chứ không dùng tay như xưa nữa.

Tờ giấy Tengujo chỉ dày 0,02 mm, mỏng hơn cả da người

Tờ giấy Tengujo chỉ dày 0,02 mm, mỏng hơn cả da người

Ngày nay, lợi ích quan trọng nhất của Tengujo là bảo vệ các văn tự cổ. Việc sửa chữa và bảo quản các văn tự, tác phẩm nghệ thuật đang đối mặt với nhiều thách thức, những tác động mạnh mẽ có nguy cơ làm hỏng sản phẩm gốc.

Do vậy, Tengujo hiện là biện pháp mà nhiều bảo tàng nổi tiếp trên thế giới lựa chọn như Bảo tàng Louvre - Pháp, Bảo tàng Anh, Vatican, Thư viện Quốc hội Mỹ ...

Tengujo làm từ kozo, thân cây dâu tằm. Đầu tiên, những người công nhân Nhật sẽ rửa sạch nguyên liệu, loại bỏ bụi bặm trên kozo rồi đưa vào nồi nước sôi để luộc kỹ. Việc làm này để loại bỏ các kết nối để tạo ra các sợi nhỏ, sử dụng trong sản phẩm cuối cùng.

Tengujo làm từ thân cây dâu tằm để khô rổi đưa vào nhà máy rửa sạch

Sau khi vớt ra, người công nhân đem vật liệu ngâm trong bồn chứa nước lớn có chứa chất neri, để làm sạch, loại bỏ tạp chất, giúp các sợi dễ kéo mỏng hơn. Công đoạn này tốn nhiều thời gian, công sức. Dù đã được công nghiệp hóa nhưng giai đoạn quan trọng, công nhân vẫn dùng tay.

Luộc nguyên liệu rồi ngâm vào bể nước chứa chất lỏng neri, chiết suất từ một loại cây dâm bụt

Cuối cùng, nguyên liệu sau quá trình sơ chế sẽ đưa đến nhà máy để tạo ra tờ giấy siêu mỏng do nhiều sợi khô kết lại với nhau.

Nếu làm bằng tay, người công nhân sẽ khéo léo xếp các sợi mỏng đan xen với nhau tạo thành tờ giấy trong suốt.

Giấy được cuộn thành tấm lớn cẩn thận để vận chuyển đến tay khách hàng.

Hoàng Dung (Lược dịch)

Nguồn Infonet: https://infonet.vietnamnet.vn/chuyen-la/can-canh-noi-san-xuat-to-giay-mong-hon-da-nguoi-cua-nhat-ban-62861.html