Cận cảnh nhà nổi chống lũ 16m2

Được ghép bằng 6 tấm bê tông rỗng siêu nhẹ, nhà nổi rộng 16 m2, trị giá 25 triệu đồng, có thể làm nơi tránh lũ cho 10 người và vài tấn hàng hóa.

Thời gian vừa qua, mưa lũ, thiên tai tại các tỉnh miền Trung như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế… đã khiến nhiều người mất trắng tài sản, thiệt hại về người và của là không thể đong đếm. Trong những mất mát, đau thương ấy, tình người trong làn nước lũ dữ lại trở nên sáng hơn bao giờ hết.

Thời gian vừa qua, mưa lũ, thiên tai tại các tỉnh miền Trung như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế… đã khiến nhiều người mất trắng tài sản, thiệt hại về người và của là không thể đong đếm. Trong những mất mát, đau thương ấy, tình người trong làn nước lũ dữ lại trở nên sáng hơn bao giờ hết.

Là một trong những người đi theo các chuyến đi cứu trợ đầu tiên, anh Lê Trung Hiếu (Hoàng Mai, Hà Nội) đã tới Quảng Bình trong tháng 10 và tận mắt nhìn thấy cảnh lụt lội, nước cao quá nóc nhà. Hình ảnh những người dân phải ngồi trên nóc nhà trong cơn mưa lớn chờ cứu trợ khiến anh Hiếu không thể cầm lòng. Sau chuyến đi ấy, anh Hiếu đã nảy sinh suy nghĩ cần thiết kế một căn nhà để bà con có thể tránh bão lũ. Ngay sau đó anh Hiếu đã cùng các đồng nghiệp, thiết kế căn nhà nổi với phao nổi làm bằng bê tông siêu nhẹ.

Ngôi nhà được thiết kế riêng cho người dân miền Trung trong mùa lũ kiểu hầm Đờ Cát, nếu chèn chặn phía trên bằng bao tải cát sẽ chống cả bão, chịu được sức gió cấp 9 - cấp 10; còn khi lũ tràn về thì bỏ bao cát ra để nhà tự nổi lên.

Mỗi căn nhà sẽ được thiết kế bởi 4-6 module, mỗi module có kích thước khoảng 1,5mx2m để dễ vận chuyển. Lắp ghép các module bằng bu lông. Được đúc bằng bê tông cốt thép tỷ trọng 800kg/m3.

Sau khi lắp ghép, các module tạo thành một khối, có hầm để chứa đồ tích trữ chống lũ. Phần trên được lắp ghép bởi tôn tạo thành vòm có độ cao 1,9m có thể chứa đồ đạc.

Anh Hiếu cho hay: "Có thể tưởng tượng ngôi nhà này lấy chút cảm hứng từ thiết kế tàu sân bay nhưng thu nhỏ ở mức tối đa. Bê tông bọt khí là loại bê tông đặc biệt, có thể nổi trên mặt nước ngay ở dạng khối. Để ngôi nhà thêm vững chắc, tôi sử dụng cốt thép và thành bê tông dày 10-20cm. Ngôi nhà được thiết kế để đạt lực đẩy 8 tấn, trong đó trọng lượng khô của nhà khoảng 5 tấn, còn 3 tấn dành cho người trú ẩn và đồ đạc trong nhà vẫn còn thừa. Những khoang hầm có thể tích trữ đồ đạc được. Bên cạnh đó, nhà cũng được thiết kế theo dạng module để đảm bảo nếu một module gặp sự cố thì nhà vẫn sẽ nổi".

Phần phao được làm bằng bê tông siêu nhẹ, neo bằng tời quay tay tự nhả khi nước dâng và cuộn lại khi nước xuống. Với các chất liệu làm căn nhà này đảm bảo độ bền trên 15 năm. Hành lang phía hai bên hông ngôi nhà rộng khoảng 40cm để gia xúc, gia cầm hoặc các vật dụng khác.

Mái có lớp tre, trúc phía ngoài đè lên lớp tôn bên trong.

Phía bên trong có thể chứa được 6-8 người, toàn bộ đều được bọc bằng tôn.

Việc lắp ghép thành nhà chỉ mất khoảng 30 phút, trong khi đó ngôi nhà có thể tích trữ nước ngọt, gạo, bếp và cả xe máy, tivi... xe máy lắp bộ phát điện để nạp điện thoại ở các hầm. Được biết, chi phí để hoàn thiện căn nhà này, anh Hiếu tính toán hết khoảng 25 triệu đồng tại xưởng.

Thành Nam

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/can-canh-nha-noi-chong-lu-16m2-a498822.html