Cận cảnh nghề thủ công thổi hồn cho đất

Nghề làm gốm tại xã Gia Thủy, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình ra đời từ những năm 60 của thế kỷ trước và tồn tại cho đến ngày nay theo mô hình HTX.

Sản phẩm của HTX gốm Gia Thủy chủ yếu là chum vại đựng nước, đựng rượu có dung tích từ vài chục đến vài trăm lít.

Nghề gốm ở Gia Thủy ngày nay, từ khâu tạo hình, trang trí hoa văn, đến khi nung ra thành phẩm... đều thực hiện thủ công. Mỗi sản phẩm, qua bất cứ công đoạn nào cũng thể hiện sự tài hoa của những người thợ gốm. Từ những hòn đất vô tri, qua bàn tay của người thợ, đất trở nên có hồn, hội tụ đầy đủ các yếu tố của ngũ hành như: đất, nước, lửa, gỗ... Dù thu nhập từ nghề gốm không quá cao, nhưng với quyết tâm duy trì nghề truyền thống, HTX gốm Gia Thủy vẫn cố gắng chèo chống để tồn tại trong thời buổi cạnh tranh gay gắt.

Sân phơi sản phẩm trước khi trang trí hoa văn của HTX gốm Gia Thủy

Công đoạn tạo hình được làm thủ công

Để tạo ra những sản phẩm có dung tích lớn, các xã viên ghép nhiều phần lại với nhau. Có những sản phẩm, sức chứa lên tới 200 lit

Sau khi gép các phần, người thợ miết kín và phơi khô. Đến khi chuyển màu trắng thì bắt đầu trang trí hoa văn.

Đáp ứng thị hiếu, nhiều sản phẩm gốm Gia Thủy cũng có những mẫu mã bắt mắt

Sau các khâu tạo hình, trang trí... gốm được cho vào lò nung liên tục trong 2 ngày. Nguyên liệu nung gốm vẫn là củi

Khi ra lò, sản phẩm Gốm rắn chắc và đặc biệt là dùng đựng rượu, nước không bị thấm

MẠNH HÀ

Nguồn Nông Nghiệp: https://nongnghiep.vn/can-canh-nghe-thu-cong-thoi-hon-cho-dat-post228702.html