Cận cảnh Múa Kiều: Những tinh túy của một vũ kịch

Múa Kiều đang chuẩn bị cho những đêm tiếp diễn tại Nhà hát TP.HCM và dự kiến lưu diễn qua một số đại học với phiên bản ngắn, cùng những buổi trò chuyện về tác phẩm kinh điển Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Người Đô Thị lược trích những khoảnh khắc ấn tượng của vở vũ kịch này trong hai đêm công diễn chính thức ngày 10 và 11.3 vừa qua, đã nhận được nhiều khen ngợi của khán giả, giới chuyên môn và truyền thông.

Múa Kiều (tên tiếng Anh: Kieu’s Story) là tác phẩm vũ kịch chuyển thể từ Truyện Kiều của Nguyễn Du, chia thành sáu chương về cuộc đời của một biểu tượng “hồng nhan bạc phận” Thúy Kiều: Mơ, Báo mệnh; Mối tình đầu; Trâm gãy, Hy sinh; Bước đường phong trần, Cứu rỗi Đoàn tụ. Ảnh: Minh Thành

Có thể xem Bước đường phong trần là cao trào của vở múa. Tiếng roi vút, tiếng rên rỉ ai oán, những chiếc mặt nạ chốn lầu xanh, từng chuyển động và biểu cảm run rẩy của nét mặt để lại nhiều ám ảnh cho người xem… Ảnh: Minh Thành

Cảnh diễn làm nhiều khán giả rơi nước mắt là khi gia đình Kiều gặp họa, khiến nàng phải bán thân chuộc cha. Trong ảnh: nghệ sĩ Nguyễn Phúc Hùng hóa thân vào nỗi đau của Vương Ông khi nghe tin con gái sa vào lầu xanh.
Ảnh: Phúc Hải

Múa Kiều có sự kết hợp giữa nữ diễn viên múa chính của HBSO - Trần Hoàng Yến cùng các diễn viên múa trẻ đẹp khác của HBSO và YOSDE. Bên cạnh đó là phần hỗ trợ âm nhạc từ các nghệ sĩ: NSND. Thanh Hoài (ca trù), Lê Hoài Phương (đàn đá), Cao Hồ Nga (đàn T’rưng), Trần Khánh Tường (sáo trúc), Nghiêm Thu (đàn Tỳ bà), nghệ sĩ nhạc dân tộc Kwon - Soon Kang... Ảnh: Minh Thanh

Múa Kiều gợi cho người xem liên tưởng đến thân phận của những “nàng Kiều” thời hiện tại, những cô dâu Việt ở Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc... khi họ không thể đến với hôn nhân từ tình yêu. Ảnh: Sơn Trần

Một khoảnh khắc đẹp thanh thoát cả về nội dung, động tác múa và xử lý ánh sáng ở trường đoạn Giác Duyên cứu Kiều thoát khỏi cơn trầm mình, đưa nàng về gia đình. Ảnh: Phúc Hải

Một khoảnh khắc đẹp thanh thoát cả về nội dung, động tác múa và xử lý ánh sáng ở trường đoạn Giác Duyên cứu Kiều thoát khỏi cơn trầm mình, đưa nàng về gia đình. Ảnh: Phúc Hải

Giọng hát ca trù điêu luyện của NSND. Thanh Hoài nhiều lần vang lên chỉ với cỗ phách mộc mạc và ở cảnh cuối, tiếng hát của bà không đi cùng tiếng phách nữa mà trên nền âm thanh trình tấu của cả dàn nhạc: “Cho hay muôn sự tại trời. Trời kia đã bắt làm người có thân (...) Thiện căn ở tại lòng ta. Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Ảnh: Minh Thành

Tấn Khải

Nguồn Người Đô Thị: http://nguoidothi.net.vn/can-canh-mua-kieu-nhung-tinh-tuy-cua-mot-vu-kich-13388.html