Cận cảnh 'mắt thần' biết bay của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản

Bên cạnh các hệ thống radar giám sát đa tầng, lực lượng Phòng vệ Nhật Bản còn sử dụng các máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không để bảo vệ không phận của mình.

Chuyến bay đầu tiên của máy bay cảnh báo sớm E-2 bắt đầu được thực hiện từ năm 1960 và tới tận ngày nay, loại máy bay cảnh báo sớm này hiện là một trong những loại máy bay lâu đời nhất hiện đang phục vụ trong biên chế Không quân Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.

Chuyến bay đầu tiên của máy bay cảnh báo sớm E-2 bắt đầu được thực hiện từ năm 1960 và tới tận ngày nay, loại máy bay cảnh báo sớm này hiện là một trong những loại máy bay lâu đời nhất hiện đang phục vụ trong biên chế Không quân Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.

Đây cũng là loại máy bay lâu đời nhất từng phục vụ trên một tàu sân bay. Hiện tại, loại máy bay này đang phục vụ ở không quân của hơn 10 quốc gia trên thế giới trong đó có cả lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Nguồn ảnh: Sina.

Trong tay Nhật Bản đang có hai phi đội với quân số tương đương khoảng 24 chiếc máy bay cảnh báo sớm loại này. Nguồn ảnh: Sina.

Phiên bản mà Nhật đang sở hữu là loại E-2D. So với các phiên bản cũ hơn trước đó, E-2D là phiên bản được coi là gần như tiên tiến nhất trong dòng máy bay cảnh báo sớm E-2 với hệ thống điện tử hàng không được cải tiến, động cơ được nâng cấp và có thêm khả năng tiếp liệu trên không. Nguồn ảnh: Sina.

Dù chỉ là máy bay cảnh báo sớm, E-2D vẫn được nâng cấp hệ thống khoang lái kính - cho phép tăng tầm quan sát của phi công - một điều cực kỳ quan trọng trong các hoạt động cứu hộ cứu nạn. Nguồn ảnh: Sina.

Sau phiên bản máy bay cảnh báo sớm E-2D, chỉ còn một phiên bản mới hơn nhưng được sản xuất đặc biệt chỉ dành cho Đài Loan, đó là phiên bản E-2T/K - có tính năng tương đương với phiên bản E-2C. Nguồn ảnh: Sina.

Nguyên nhân khiến cho Nhật Bản muốn trang bị một số lượng lớn máy bay cảnh báo sớm trong biên chế của mình lại khá đặc biệt - đến từ việc một phi công Liên Xô đào tẩu cùng chiếc MiG-25 và hạ cánh thành công xuống sân bay Hokadate, Nhật mà không bị phát hiện. Nguồn ảnh: Sina.

Điều này khiến cho Nhật Bản phải ngay lập tức nâng cấp hệ thống cảnh báo sớm của mình và cũng mất niềm tin trầm trọng vào các hệ thống cảnh báo sớm do Mỹ đặt tại quốc gia này. Nguồn ảnh: Sina.

Hiện tại, hai phi đội máy bay cảnh báo sớm của Nhật đang được đặt tại sân bay quân sự Misawa và căn cứ sân bay quân sự Naha. Nguồn ảnh: Sina.

Mời độc giả xem Video: Máy bay cảnh báo sớm E-2D thực hiện tiếp liệu trên không.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/can-canh-mat-than-biet-bay-cua-luc-luong-phong-ve-nhat-ban-1238844.html