Cận cảnh màn tiếp nhiên liệu trên không cực khó của tiêm kích F-16

Tiêm kích F-16 được các phi công Mỹ nhận xét là một trong những loại phi công tiếp liệu trên không khó nhất do nó có vị trí nhận nhiên liệu nằm ngoài tầm nhìn của phi công điều khiển.

Quá trình tiếp liệu trên không cho tiêm kích F-16 thường được thực hiện ở độ cao từ 7500 cho tới 10.000 mét so với mực nước biển. Nguồn ảnh: Sina.

Quá trình tiếp liệu trên không cho tiêm kích F-16 thường được thực hiện ở độ cao từ 7500 cho tới 10.000 mét so với mực nước biển. Nguồn ảnh: Sina.

Là một loại tiêm kích một động cơ, chiến đấu cơ F-16 có thời gian nhận nhiên liệu rất ngắn, chỉ vào khoảng 4 phút trước khi "đầy bình". Nguồn ảnh: Sina.

Việc tiếp liệu trên không là một yêu cầu cực kỳ quan trọng với tiêm kích F-16. Nếu không được tiếp liệu trên không, một chiếc F-16 làm nhiệm vụ tấn công không đối đất chỉ có tầm bay tối đa 860 km trước khi phải quay đầu hạ cánh. Nguồn ảnh: Sina.

Tuy nhiên, F-16 lại là một trong những loại tiêm kích khó tiếp liệu trên không nhất, đặc biệt là ở các phiên bản hiện đại sau này với thiết kế khu vực nhận nhiên liệu trên không nằm ngoài tầm nhìn của phi công. Nguồn ảnh: Sina.

Cụ thể, khu vực nhận nhiên liệu của tiêm kích F-16 được đặt ở phía lưng đằng sau khoang lái của phi công - một vị trí khiến phi công không thể nhìn trực diện và có được cảm giác tốt nhất cho mỗi lần tiếp cận để nhận nhiên liệu. Nguồn ảnh: Sina.

Với kiểu tiếp nhiên liệu như thế này, phi công tiêm kích sẽ hoàn toàn phải dựa vào chỉ dẫn của kỹ thuật viên trên chiếc KC-135 và giữ nguyên vị trí để kỹ thuật viên điều khiển vòi tiếp liệu vào đúng vị trí. Nguồn ảnh: Sina.

Trong trường hợp thời tiết không cho phép, có nhiễu động không khí cao hoặc gió giật mạnh, sẽ rất khó để thực hiện tiếp liệu trên không cho những chiếc F-16 có khu vực nhận nhiên liệu ở phía trên lưng như thế này. Nguồn ảnh: Sina.

Mặc dù vậy, tiếp liệu trên không vẫn là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng với những chiếc tiêm kích F-16 - đặc biệt là những chiếc máy bay F-16 làm nhiệm vụ ném bom đối đất - thường đòi hỏi phải bay hành trình thời gian dài trước khi tới được mục tiêu. Nguồn ảnh: Sina.

Vị trí của nhân viên kỹ thuật tiếp liệu ở đuôi chiếc KC-135 - đây sẽ là người điều khiển cần tiếp nhiên liệu khớp vào vị trí nhận nhiên liệu trên chiếc F-16. Nguồn ảnh: Sina.

Ống tiếp liệu của chiếc KC-135 được thiết kế với cánh có thể điều khiển được giúp nó di chuyển trong giới hạn cho phép để thực hiện khớp nối với máy bay nhận nhiên liệu. Nguồn ảnh: Sina.

Theo Tuấn Anh/Kiến thức

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/can-canh-man-tiep-nhien-lieu-tren-khong-cuc-kho-cua-tiem-kich-f-16/20190906075527206