Cận cảnh lựu pháo 122mm hiện đại nhất của Việt Nam

Dù có cỡ nòng chỉ 122mm thua xa các mẫu pháo kéo D-20 hay M46, thế nhưng D-30 vẫn được đánh giá là một trong những vũ khí mạnh nhất của Pháo binh Việt Nam vì khả năng tác chiến ưu việt của nó.

Hiện tại lựu pháo D-30 cỡ nòng 122mm là một trong những vũ khí chủ lực của Pháo binh Việt Nam, bên cạnh những mẫu pháo kéo như D-20, M-46, M-30 hay M101. D-30 được đánh giá là ứng cử viên thay thế cho mẫu pháo kéo M-30 cùng cỡ nòng 122mm vốn đã phục vụ trong biên chế Quân đội ta trong suốt nhiều thập kỷ qua. Nguồn ảnh: Quân khu 2.

Hiện tại lựu pháo D-30 cỡ nòng 122mm là một trong những vũ khí chủ lực của Pháo binh Việt Nam, bên cạnh những mẫu pháo kéo như D-20, M-46, M-30 hay M101. D-30 được đánh giá là ứng cử viên thay thế cho mẫu pháo kéo M-30 cùng cỡ nòng 122mm vốn đã phục vụ trong biên chế Quân đội ta trong suốt nhiều thập kỷ qua. Nguồn ảnh: Quân khu 2.

Tuy vậy, số lượng pháo D-30 trong biên chế Pháo binh Việt Nam hiện vẫn còn khá hạn chế và chỉ mới được trang bị ở các lữ đoàn pháo binh chủ lực. Trong ảnh là lựu pháo D-30 trong biên chế Lữ đoàn pháo binh 168. Nguồn ảnh: Quân khu 2.

Lựu pháo D-30 122mm được xem là một trong những dòng lựu pháo thành công nhất của Liên Xô, khi có hơn 60 nước trên thế giới sử dụng. Một trong những điểm đặc biệt nhất của D-30 là dùng bệ pháo 3 chân, cho phép pháo thủ nhanh chóng quay pháo 360 độ. Nguồn ảnh: T24.

Liên Xô phát triển D-30 (định danh là 2A18) từ cuối những năm 1950, được đưa vào biên chế chính thức 1963, và nó cũng đóng vai trò thay thế cho pháo M-30 có trong trang bị của Quân đội Liên Xô khi đó. Nguồn ảnh: T24.

Về thiết kế của D-30, nó có trọng lượng chiến đấu 3,21 tấn, dài 5,4m, rộng 1,9m, kíp pháo thủ 8 người. Pháo có thể đạt tầm bắn hiệu quả 15,4km hoặc 21,9km với đạn tăng tầm, tốc độ bắn cao nhất 10-12 phát/phút hoặc trung bình 5-6 phát/phút. Nguồn ảnh: T24.

Pháo có thể bắn nhiều loại đạn gồm: đạn nổ phá mảnh OF-462; đạn nổ phá mảnh 3OF56; đạn xuyên chống tăng BK-6M/13; đạn chiếu sáng S-463 (thời gian khoảng 25 giây); đạn khói D-642; đạn tự dẫn laser 3OF69M. Ngoài ra, các quốc gia sử dụng D-30 cũng tự chế tạo một số loại đạn khác cho nó. Nguồn ảnh: T24.

Trong ảnh chúng ta có thể thấy chỉ cần tới 5 binh sĩ để triển khai D-30, khi bệ pháo ba chân của pháo được nâng lên sau đó hạ xuống để cố định bởi một hệ thống kích thủy lực. Nguồn ảnh: T24.

Đi kèm những khẩu lựu pháo D-30 là ống ngắm quang học PG-1M hoặc OP-4M, đây cũng là hai mẫu ống ngắm tiêu chuẩn trên nhiều mẫu pháo do Liên Xô phát triển trong Chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: T24.

Khi bệ pháo ba chân của D-30 được hạ xuống, hai bánh xe kéo của pháo cũng được nâng lên xếp gọn vào cạnh thân pháo, thiết kế này giúp thời gian triển khai và thu hồi của D-30 nhanh hơn các mẫu pháo kéo thông thường. Nguồn ảnh: T24.

Cận cảnh ống ngắm và bệ khóa nòng trên lựu pháo D-30. Nguồn ảnh: T24.

Khi hạ nòng bắn thẳng, pháo thủ của D-30 còn có thể ngắm trực tiếp qua nòng pháo. Nguồn ảnh: T24.

Ở trong trường hợp này D-30 có thể biến thành một khẩu pháo chống tăng với đạn pháo BK-6M/13 với khả năng xuyên giáp từ 460-580mm giáp thép cán đồng nhất. Nguồn ảnh: T24.

Được biết hiện D-30 là một trong những mẫu lựu pháo được cơ giới hóa nhiều nhất trên thế giới, hầu hết trong số đó đều là đặt pháo trên các khung gầm xe bánh lốp đặc chủng để tăng tính cơ động của pháo. Nguồn ảnh: T24.

Hiện nay trong khu vực Đông Nam Á chỉ mới có Quân đội Lào tiến hành cơ giới hóa thành công D-30, trong khi đó ở Việt Nam chúng ta lại chọn cơ giới hóa một mẫu pháo kéo khác là M101 cỡ nòng 105mm của Mỹ chế tạo. Nguồn ảnh: T24.

Trong khi đó ở Nga, D-30 vẫn được giữ nguyên thiết kế như thời Liên Xô và ít được cơ giới hóa hơn, mẫu pháo này được trang bị chủ yếu cho Lực lượng Đổ bộ Đường không Nga và một số đơn vị bộ binh cơ giới đòi hỏi khả năng cơ động nhanh trên chiến trường. Nguồn ảnh: T24.

Mời độc giả xem video: Uy lực của lựu pháo D-30 122mm trên chiến trường, (nguồn T24)

Trà Khánh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/can-canh-luu-phao-122mm-hien-dai-nhat-cua-viet-nam-1174337.html