Cận cảnh loài chim điên duy nhất của Việt Nam

Mặc dù mang tên là 'chim điên', trên thực tế chim điên bụng trắng không bị điên. Chúng thường thực hiện những nghi thức phức tạp khi giao tiếp với nhau.

Trong thế giới loài chim, họ chim điên gồm các loài chim có tên gọi gây tò mò cho con người. Tên gọi của chúng được dịch từ tiếng Pháp fou (kẻ điên), được người Pháp dùng để gọi các loài chim trong họ này.

Trong thế giới loài chim, họ chim điên gồm các loài chim có tên gọi gây tò mò cho con người. Tên gọi của chúng được dịch từ tiếng Pháp fou (kẻ điên), được người Pháp dùng để gọi các loài chim trong họ này.

Ở Việt Nam có một loài chim điên được ghi nhận, đó là chim điên bụng trắng (Sula leucogaster), một loài chim biển kích cỡ khá lớn.

Chim điên bụng trắng dài 73-83 cm, có thân màu nâu, phần dưới ngực bụng đến dưới đuôi màu trắng, mỏ to vàng nhạt, da mặt xanh, chân vàng nhạt.

Loài chim này làm tổ theo từng tập đoàn lớn, đẻ hai trứng màu xanh phấn trên một mô đất tạo thành từ vỏ sò vỡ và cây cỏ. Mỗi cặp chim điên bụng trắng có thể sống với nhau nhiều năm.

Chúng chủ yếu ăn cá nhỏ và mực bơi thành từng đàn sát mặt biển, chúng là những thợ lặn ngoạn mục, lao xuống biển bắt cá với tốc độ cao.

Mặc dù mang tên là "chim điên", trên thực tế chim điên không bị điên. Chúng thường thực hiện những nghi thức phức tạp khi giao tiếp với nhau.

Dù vậy, chim điên được coi là khá "ngớ ngẩn". Chúng có thói quen đậu trên boong hay mạn tàu thuyền và rất dễ bị bắt để ăn thịt.

Trên thế giới, chim điên bụng trắng sống trên các đảo và bờ biển ở khắp các xứ nhiệt đới của Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Ở Việt Nam, chúng là loài định cư trên đảo Hòn Trứng, vườn quốc gia Côn Đảo...

Một số hình ảnh về chim điên bụng trắng.

Mời quý độc giả xem video: Bảo tồn loài voọc Cát Bà trước nguy cơ tuyệt chủng | VTV4.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/can-canh-loai-chim-dien-duy-nhat-cua-viet-nam-1532549.html