Cận cảnh đập Tam Hiệp - con đập lớn nhất thế giới có kinh phí xây dựng khổng lồ

Đập Tam Hiệp là từ khóa 'hot' nhất với người dân toàn thế giới đặc biệt là Trung Quốc và các nước lân cận. Con đập này có gì đặc biệt.

Những ngày cuối tháng 6/2020, đập Tam Hiệp trở thành câu chuyện lớn của chính phủ Trung Quốc và mối lo của những nước lân cận. Cụ thể, ngày 21/6, mực nước ở hồ chứa đập Tam Hiệp chạm tới s7m, cao hơn mức cảnh báo lũ tới 2m. Lượng nước chảy vào cũng tăng lên 26.500 m3/giây, từ 20.500 m3/giây của ngày 20/6.

Do tình hình mưa lớn đang diễn biến phức tạp ở các tỉnh miền Trung và Nam Trung Quốc nên sức chứa nước của đập Tam Hiệp phải gồng gánh nhiều hơn.

Theo Đài truyền hình NTDTV, lũ lụt ở sông Dương Tử và các nhánh của sông này lên cao nhất trong vòng 80 năm trở lại đây. Các nhà chức trách đã tiến hành sơ tán 40.000 người khỏi khu vực nguy hiểm.

Hình ảnh cận cảnh của siêu đập Tam Hiệp.

Hình ảnh cận cảnh của siêu đập Tam Hiệp.

Các chuyên gia về khí tượng thủy văn đã đưa ra khuyến cáo, nếu trường hợp đập vỡ Tam Hiệp, ít nhất 600 triệu người sống ở hạ lưu sông Dương Tử, bao gồm cả cư dân Thượng Hải và Vũ Hán sẽ chìm trong biển nước và bị ảnh hưởng nặng nề. Đây là chưa tính đến những thiệt hại về kinh tế mà Trung Quốc có thể gánh chịu.

Trước những tin đồn về đập Tam Hiệp có khả năng bị vỡ, chính phủ Trung Quốc lên tiếng phủ nhân. Ngoài ra, nhiều chuyên gia nhà nghiên cứu cũng cho rằng đập Tam Hiệp không có nguy cơ bị vỡ.

Ông Quách Tấn, nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu địa chấn Trung Quốc bác bỏ tin đồn trên. Ông khẳng định đập Tam Hiệp có thể chứa lượng nước vào lớn hơn nhiều so với lượng nước hiện nay.

Nhà nghiên cứu họ Quách cũng lập luận đập được thiết kế để đáp ứng mực nước lên tới 175m hoặc lượng nước nào 70.000 m3/giây. Do đó, với mực nước 147m và lượng nước vào 26.500 m3/giây, đập vẫn an toàn.

Dưới đây là những hình cận cảnh về sự hoành tráng của đập Tam Hiệp.

Tam Hiệp là một đập thủy điện nằm chặn sông Trường Giang (sông dài thứ ba trên thế giới) tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Đập Tam Hiệp được xây dưng vào năm 1994 và là đập thủy điện lớn nhất thế giới. Hồ chứa nước của nó đã bắt đầu có nước vào tháng 6/2003.

Đập Tam Hiệp được làm từ bê tông và thép, đập có chiều dài 2.355m và đỉnh đập cao 185 mét trên mực nước biển. Công trình đã sử dụng 27,2 triệu mét khối bê tông và 463.000 tấn thép (đủ xây 63 tháp Eiffel). Thành đập cao 181 mét so với nền đá. Mực nước đập cao tối đa 175m trên mực nước biển, cao hơn mực nước sông ở hạ nguồn 110m, vùng hồ chứa có chiều dài trung bình khoảng 660 km và rộng 1,12 km. Vùng hồ chứa có thể tích 39,3 km3 và tổng diện tích bề mặt nước 1045 km2. Khi hoàn thành, tổng diện tích đất bị ngập nước của hồ là 632 km2, so với 1.350 km2 diện tích bị ngập của đập Itaipu.

Về kinh phí xây dựng, chính phủ Trung Quốc ước tính rằng dự án đập Tam Hiệp có giá 180 tỷ nhân dân tệ (22,5 tỷ USD ~ hơn 500 nghìn tỷ đồng). Đến cuối năm 2008, chi phí đã đạt 148.365 tỷ nhân dân tệ, trong đó 64.613 tỷ nhân dân tệ đã được chi cho xây dựng, 68.557 tỷ nhân dân tệ cho việc di dời cư dân bị ảnh hưởng và 15.195 tỷ nhân dân tệ về tài chính.Ước tính trong năm 2009, chi phí xây dựng sẽ được hoàn trả khi con đập tạo ra 1.000 têrawatt giờ (3.600 PJ) điện, năng suất 250 tỷ nhân dân tệ. Do đó, việc hoàn trả toàn bộ chi phí dự kiến sẽ xảy ra mười năm sau khi đập bắt đầu hoạt động hoàn toàn nhưng toàn bộ chi phí của đập Tam Hiệp đã được hoàn trả vào ngày 20/12/2013.

Cận cảnh hoạt động xả nước của đập Tam Hiệp.

Hình ảnh nhìn từ vệ tinh của đập Tam Hiệp.

Đỗ Quyên (th)

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/bon-phuong/can-canh-ve-dep-hung-vi-cua-dap-tam-hiep-con-dap-lon-nhat-the-gioi-co-kinh-phi-xay-dung-khong-lo-20200707113911104.htm