Căn bệnh khiến danh hài Chí Tài đột ngột qua đời nguy hiểm như thế nào?

Danh hài Chí Tài qua đời do đột quỵ vào chiều 9/12/2020. Căn bệnh đột quỵ có thể gây ra nguy hiểm tính mạng trong thời gian ngắn.

Những người yêu nghệ thuật và giải trí vô cùng bàng hoàng sau khi biết tin danh hài Chí Tài qua đời. Trước đó, danh hài Chí Tài bị đột quỵ và được đưa đến bệnh viện nhưng không qua khỏi.

Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm và xảy ra đột ngột. Nhiều người cho rằng, đột quỵ là căn bệnh chỉ có gặp ở người già, nhưng đó là quan niệm sai lầm. Không ít người trẻ cũng có thể mắc phải đột quỵ. Hậu quả là để lại di chứng hoặc có thể dẫn đến những nguy hiểm tính mạng.

Trường hợp chị Mai (34 tuổi) là một ví dụ. Một buổi sáng thức dậy, chị Mai có triệu chứng nói hơi khó nghe, mệt, đột ngột chóng mặt, tê bì nửa người. Trưa không thấy vợ dậy, chồng nghĩ vợ mệt nên để nghỉ ngơi. Tới chiều, người chồng lay vào người vợ nhưng chị Mai gần như bất tỉnh.

Lúc được chuyển đến bệnh viện cấp cứu, chị Mai đã ở trong tình trạng hôn mê. Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện, có tổn thương ở trung não, cầu não 2 bên, thủy chẩm, tiểu não do tắc động mạch thân nền.

Tại Trung tâm đột quỵ của Bệnh viện Bạch Mai, dù chỉ mới hoạt động 20 ngày nhưng đã tiếp nhận 750 bệnh nhân. Trong đó có 10% bệnh nhân là người trẻ tuổi.

Chỉ cách đây ít tiếng, Trang Trần cũng đăng dòng trạng thái bàng hoàng khi tài xế riêng chuyên đưa đón bé Kiến đi học qua đời. Cựu người mẫu viết: "Vô thường quá! Thương vợ con anh quá! Sốc thật sự!"

Trong phần bình luận bên dưới, cô kể tài xế vẫn đưa bé Kiến đi học như bình thường. Nhưng khi lấy xe ra về, chạy được từ hầm lên trước chung cư thì gục. "Anh ấy tốt tính, hiền, thương vợ con, trách nhiệm với công việc. Thương anh quá", Trang Trần buồn bã.

Dấu hiệu đột quỵ và bệnh này nguy hiểm thế nào?

Trước khi đột quỵ xảy ra, người bệnh sẽ nhận thấy những dấu hiệu lạ. Cụ thể như đau đầu nhẹ hoặc nặng, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó. Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể, khó phát âm, nói không rõ chữ, bị dính chữ, nói ngọng bất thường.

Bạn có thể thực hiện phép thử bằng cách nói những câu đơn giản và yêu cầu người bệnh nhắc lại, nếu không thể nhắc lại được thì người bệnh đó đang có những dấu hiệu đột quỵ. Hoa mắt, chóng mặt, người mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được các hoạt động.

Sự nguy hiểm của đột quỵ là nó xảy ra đột ngột. Nếu không được phát hiện, cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Theo thống kê, ở Việt Nam mỗi năm có hơn 200.000 người bị đột quỵ, hơn 50% tử vong, 10% bình phục hoàn toàn.

Thời điểm xảy ra đột quỵ có khi chỉ là 4-5 phút. Do đó, việc phát hiện sớm rất quan trọng. Nếu như bệnh nhân được cứu sống vẫn có thể có những di chứng như rối loạn cảm xúc, mất ngôn ngữ, suy giảm chức năng thị giác.

Đột quỵ ngày càng gặp nhiều ở người trẻ do cao huyết áp

Trong một lần trả lời phỏng vấn Emdep.vn, GS Phạm Gia Khải (Nguyên Viện trưởng Viện tim mạch Việt Nam) cho hay, đột quỵ có nhiều nguyên nhân, người trẻ bị đột quỵ thường liên quan đến cao huyết áp gây vỡ mạch máu và tử vong.

Các bệnh nhân trẻ dễ mắc đột quỵ có lối sống căng thẳng, thức khuya, làm việc suốt ngày đêm... lâu dần gây bệnh cao huyết áp và stressn.

“Trên thực tế đã có rất nhiều bệnh nhân phải vào viện cấp cứu vì đột quỵ mới biết mình đang bị bệnh huyết áp cao. Chúng tôi thường gọi tăng huyết áp chính là kẻ giết người thầm lặng”, GS. Khải cho hay. Chính nguyên nhân cao huyết áp sẽ dẫn đến nguy cơ đột quỵ tăng lên.

Để phòng đột quỵ, cần phải làm gì?

- Mỗi người cần kiểm soát được huyết áp và thoải mái tinh thần, tránh stress. Ngoài ra, cần phòng để tránh mắc mỡ máu, tiểu đường.

- Chú ý ăn uống đủ chất, bổ sung rau xanh, hoa quả uống nhiều nước, tránh ăn nhiều mỡ động vật và ăn mặn. Bởi ăn mặn gây ra cao huyết áp/

- Mỗi ngày vận động 30-45 phút, cải thiện giấc ngủ. Khi cảm thấy stress thì nên nghỉ ngơi.

- Từ bỏ thói quen rượu bia, hút thuốc lá.

- Khi xuất hiện mệt mỏi, khó ngủ, đau đầu thường xuyên phải đi khám, kiểm tra huyết áp, tiểu đường theo chỉ định.

Anh Minh

Nguồn Em Đẹp: https://emdep.vn/chuyen-chi-em/can-benh-khien-danh-hai-chi-tai-dot-ngot-qua-doi-nguy-hiem-nhu-the-nao-20201209152303741.htm