Căn bệnh di truyền khiến bạn đứng ngồi không yên

Viêm cột sống dính khớp là bệnh lý có tính di truyền, gây ảnh hưởng đến chức năng vai, hông và nhiều bộ phận khác trên cơ thể.

Bệnh nhân viêm cột sống dính khớp thường đau thắt lưng. Ở một số người, triệu chứng chính là đau, sưng tại các khớp tay và chân. Loại này được gọi là viêm cột sống ngoại biên. Người ở giai đoạn thiếu niên và khoảng 20 tuổi, đặc biệt là nam giới hay bị bệnh. Thành viên trong gia đình có người bị viêm cột sống nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Các triệu chứng trên cơ thể bạn chia làm hai loại chính. Loại một là quá trình gây viêm đau và cứng của cột sống. Bạn cũng có thể đau ở bàn tay, chân hoặc các khớp của bộ phận này. Loại thứ hai là hủy xương, gây biến dạng cột sống, ảnh hưởng đến chức năng vai, hông, khiến bạn đứng ngồi không yên.

Nguyên nhân gây viêm cột sống dính khớp

Viêm cột sống dính khớp đa nguyên nhân, trong đó có di truyền. Nhiều gen có thể gây ra bệnh. Các nghiên cứu đã chỉ ra có khoảng 30 gen. Các gen chính có liên quan đến bệnh này là HLA-B27. Hầu hết người da trắng bị viêm cột sống dính khớp mang HLA-B27.

Viêm cột sống dính khớp đa nguyên nhân trong đó có di truyền. Ảnh: BSCC.

Viêm cột sống dính khớp đa nguyên nhân trong đó có di truyền. Ảnh: BSCC.

Bệnh kèm theo viêm ruột là một dạng mạn tính. Hai loại phổ biến nhất là viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Nguyên nhân của viêm khớp ruột hiện chưa rõ. Điều quan trọng là ta cần nhận biết được dấu hiệu để bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh. Bệnh có ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau như da, ruột và mắt.

Ai có nguy cơ bị viêm cột sống dính khớp?

Bệnh thường bắt đầu khi 20 hoặc 30 tuổi, xảy ra ở nam gấp 2-3 lần so với nữ. Bệnh cũng có sự phân bố dân tộc không đồng đều.

Để chẩn đoán chính xác, bác sĩ phải đánh giá tiền sử bệnh và thăm khám. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bệnh nhân chụp X-quang hai khớp trong khung chậu. Nếu hai khớp này bị viêm là dấu hiệu chính của bệnh.

Trường hợp trên X-quang không có thay đổi, bác sĩ có thể yêu cầu chụp cộng hưởng từ hoặc MRI để thấy các khớp này rõ hơn. Trong số các xét nghiệm máu bạn cần là tìm gen HLA-B27. Tuy nhiên, bạn có gen này không đồng nghĩa bệnh viêm cột sống dính khớp sẽ luôn phát triển. Nhiều người có gen HLA-B27 nhưng không bị bệnh và viêm khớp. Chẩn đoán cuối cùng dựa trên các khám xét cụ thể của bác sĩ chuyên khoa.

Để chẩn đoán chính xác, bác sĩ phải đánh giá tiền sử bệnh của bạn và thăm khám. Ảnh: Terve.fi

Viêm cột sống dính khớp được điều trị như thế nào?

Tất cả bệnh nhân nên tập vật lý trị liệu và động tác hướng dẫn chung. Bệnh nhân được khuyến khích thực hiện các bài tập thúc đẩy mở rộng biên độ di động cột sống.

Ngoài ra, bạn có lựa chọn điều trị bằng thuốc, các dòng điều trị đầu tiên là NSAID như naproxen, ibuprofen, meloxicam hoặc indomethacin. Khi uống đủ liều lượng và thời gian chính xác, những loại thuốc này mang lại hiệu quả giảm đau cho hầu hết bệnh nhân. Đối với sưng khớp cục bộ, tiêm thuốc corticosteroid vào khớp hoặc vỏ gân (màng bao quanh gân) có hiệu quả nhanh.

Ở các thể bệnh khó điều trị, bác sĩ có thể dùng đến thuốc sinh học với chỉ định và sàng lọc chặt chẽ. Bạn hãy điều trị tại các bệnh viện có chuyên khoa cơ xương khớp để được chẩn đoán sớm, hiệu quả cao.

BS Nguyễn Ngọc Hùng
Khoa Nội Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/can-benh-di-truyen-khien-ban-dung-ngoi-khong-yen-post971461.html