Cẩm nang ăn dặm chuẩn, đủ từ A đến Z cho trẻ từ 6 tháng tuổi

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo chỉ nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm từ khi trẻ được tròn 6 tháng tuổi vì khi đó hệ tiêu hóa của trẻ mới phát triển tương đối hoàn thiện.

Bài viết sau là cẩm nang “toàn tập” với “tất tần tật” về kiến thức ăn dặm cho bé từ A đến Z, giúp mẹ xác định thời điểm “vàng” bắt đầu cho trẻ ăn dặm, nắm bắt chính xác nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cũng như cách chế biến đồ ăn dặm, các mẹo hữu ích giúp mẹ tự tin để đồng hành cùng bé bước vào hành trình ăn dặm.

Ăn dặm là cột mốc quan trọng trên hành trình chăm con nhỏ.

1. Cho bé ăn dặm đúng thời điểm

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo chỉ nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm từ khi được tròn 6 tháng tuổi vì khi đó hệ tiêu hóa của trẻ mới phát triển tương đối hoàn thiện để có thể tiêu hóa và hấp thu được các loại thức ăn đặc và “phức tạp” hơn sữa mẹ.

Có không ít mẹ muốn bé phát triển nhanh nên đã cho bé dùng bột ăn dặm ngay từ khi bé mới được 4 tháng tuổi. Phải làm quen với việc ăn dặm quá sớm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho trẻ như:

Trẻ dễ chán sữa mẹ, bú ít dẫn đến tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu từ sữa mẹ, làm giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ suy dinh dưỡng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của trẻ.
Trẻ quen ăn nhiều hoặc được bồi bổ quá mức làm tăng nguy cơ béo phì.
Trẻ dễ bị dị ứng thực phẩm do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, còn non yếu.
Thận và dạ dày của trẻ dễ bị tổn thương do phải hoạt động “quá tải” trong khi chưa phát triển hoàn thiện. Trẻ dễ gặp phải các triệu chứng như đau dạ dày, đầy bụng, táo bón, tiêu chảy… đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về dạ dày trong tương lai.
Khi trẻ chưa đủ 6 tháng tuổi, chức năng phản xạ nuốt chưa hoàn thiện đồng thời các cơ hàm, lưỡi, hầu, họng chưa hoạt động phối hợp nhuần nhuyễn… nên trẻ dễ bị sặc, nghẹn, thậm chí có thể bị tắc nghẽn đường thở do thức ăn tràn vào.

Khi bé bắt đầu ăn dặm, đồ ăn cần được xay, nghiền nhỏ, rây kỹ.

2. Những dấu hiệu cho thấy bé đã “bật đèn xanh”, sẵn sàng cho giai đoạn ăn dặm:

Bé thường xuyên đói, đòi bú dù mới vừa bú xong cách đó không lâu hoặc vẫn bú đủ và no như thường ngày.
Bé thường xuyên “nhìn miệng” và nhai tóp tép: Khi nhìn thấy người lớn đang ăn, bé có biểu hiện bắt chước động tác và nhai tóp tép, đùn lưỡi liên tục.
Bé thường xuyên thức giấc, khóc đòi ăn đêm nhiều hơn.
Bé đã biết “hợp tác” với muỗng: Mẹ có thể dùng “phép thử” xem bé đã sẵn sàng ăn dặm chưa bằng cách đưa muỗng đến gần miệng bé. Nếu bé cố gắng mở miệng thay vì phản xạ đẩy muỗng, điều này đồng nghĩa với việc bé muốn ăn dặm rồi mẹ nhé.
Bé đã có thể ngồi vững, kiểm soát đầu và cổ tốt, thậm chí có thể tự ngồi dậy mà không cần sự trợ giúp của người lớn.
Khi có cơ hội tiếp xúc với đồ ăn, bé sẽ cố gắng đưa tay với lấy rồi cho vào miệng “gặm nhấm”. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bé đã có thể ngay lập tức ăn được thức ăn thô, mẹ hãy kiên nhẫn tập dần dần cho bé nhé.

Nếu bé yêu của mẹ có các biểu hiện trên chứng tỏ bé đã “bật đèn xanh” báo hiệu muốn được ăn dặm rồi đấy mẹ ơi. Mẹ hãy sẵn sàng tinh thần để cùng con bắt đầu một “chặng đường” mới đầy thú vị mẹ nhé.

Thời điểm “vàng” để trẻ tập ăn dặm là khi được 6 tháng tuổi.

3. Cho bé ăn dặm từ loãng đến đặc

Dạ dày của bé cần thời gian để thích nghi với thực phẩm mới, do đó mẹ hãy ghi nhớ nguyên tắc cho bé ăn từ loãng đến đặc nhé.

4. Cho bé ăn dặm từ ngọt đến mặn

Trong 6 tháng đầu đời, bé đã quen thuộc với vị ngọt của sữa mẹ và sữa công thức. Vì vậy, khi bé bắt đầu ăn dặm, mẹ nên dành thời gian để bộ máy tiêu hóa của bé thích nghi dần bằng cách cho bé ăn dặm từ các món có vị ngọt, chẳng hạn như bột ngọt có vị sữa. Điều này sẽ giúp bé dễ dàng đón nhận các món ăn mới nhờ hương vị sữa quen thuộc. Sau đó dần dần mẹ cho bé chuyển sang các loại bột ăn dặm mặn có vị cá, thịt… để cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn cho bé.

5. Cho bé ăn từ ít đến nhiều

Hồi hộp, nóng ruột mong con yêu của mình ăn thật ngon, thật nhiều là tâm lý chung của các bà mẹ khi con bắt đầu bước vào hành trình ăn dặm. Đừng vội vàng! Hãy kiên nhẫn để cho trẻ ăn dặm đúng cách mẹ nhé.

Hãy cho trẻ tập ăn một cách khoa học, ăn từ ít đến nhiều để giúp hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ thích nghi dần với lượng thức ăn mới cũng như hấp thu chất dinh dưỡng được tốt hơn. Hãy cho trẻ làm quen với 1 đến 2 muỗng bột loãng, sau đó tăng dần lên 1/3 chén rồi đến nửa chén… Cách ăn dặm này sẽ giúp hệ tiêu hóa của trẻ “dễ thở” hơn, dễ hấp thu mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cùng các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu tăng trưởng của trẻ ở giai đoạn này.

6. Không nên nêm gia vị vào món ăn dặm của trẻ

Với trẻ dưới 1 tuổi, mẹ lưu ý không nên thêm gia vị (muối, nước mắm) vào món ăn dặm của trẻ. Nêm thêm mắm muối vào đồ ăn sẽ khiến thận của trẻ phải hoạt động quá sức. Nếu mẹ đang có quan điểm thêm mắm muối để đồ ăn dặm của trẻ thêm phần đậm đà và kích thích vị giác của trẻ thì hãy thay đổi ngay từ hôm nay nhé.

Bên cạnh đó để hỗ trợ trẻ ăn ngon miệng và hấp thu tối đa chất dinh dưỡng thì mẹ cũng đừng quên sự hỗ trợ đắc lực của cốm vi sinh như NutriBaby.

Cốm NutriBaby giúp trẻ ăn ngon, hấp thu dinh dưỡng tối đa.

Đối với trẻ nhỏ, thực phẩm bảo vệ sức khỏe dạng cốm thảo dược được điều chế bằng công nghệ tiên tiến chuẩn hóa Châu Âu là sự lựa chọn tốt nhất. Sản phẩm có chứa các thành phần chính như: lysine, kẽm, vitamin B1… Đây là những khoáng chất thiết yếu hỗ trợ tiêu hóa, kích thích ăn ngon và tăng cân hiệu quả. NutriBaby chính là sự lựa chọn đáng tin cậy nhất dành cho bé.

Hi vọng với những chia sẻ hữu ích các mẹ có thêm kinh nghiệm, kiến thức cũng như sự kiên nhẫn để cùng bé vượt qua thời kỳ ăn dặm thật dễ dàng và thành công.

Để được tư vấn về cách chăm sóc trẻ biếng ăn, trẻ kém hấp thu hay sức đề kháng kém, bố mẹ có thể liên hệ hotline 18001006 (miễn cước).

Bố mẹ có thể tham khảo điểm bán tại đây:

http://nutribaby.vn/diem-ban.
Fanpage:

- https://www.facebook.com/nutribaby.vn/

- https://www.facebook.com/nutribabyplus/

Thu Loan

Nguồn PNNews: http://phununews.vn/cam-nang-an-dam-chuan-du-tu-a-den-z-cho-tre-tu-6-thang-tuoi-515876.htm