Cam go cuộc chiến với rác thải nhựa tại Indonesia

Ngày Môi trường thế giới (5/6) năm nay lấy chủ đề 'Đánh bại ô nhiễm rác thải nhựa' trong bối cảnh chất thải đã trở thành vấn đề bức xúc trên toàn thế giới. Riêng Indonesia đang quyết tâm xử lý vấn đề rác thải nhựa sau khi tuyên bố 'tình trạng khẩn cấp chất thải' trên đảo Bali cùng nhiều thành phố khác của nước này.

Rác thải nhựa ngập tràn bãi biển ở đảo Bali của Indonesia.

Việc giảm bớt chất thải do con người gây ra là ưu tiên hàng đầu trong quản lý chất thải. Tuy nhiên, để có thể thay đổi hành vi của con người nhằm giảm lượng rác thải sinh hoạt cũng như việc sớm phân loại chúng thông qua các loại rác thải ngay từ đầu có thể phải mất một số năm.

Bên cạnh đó cũng cần xem xét việc sử dụng các vật liệu phế thải cho các sản phẩm bền và lâu dài thay vì các sản phẩm tiêu hao ngắn hạn, như tái chế chất thải nhựa cho đường nhựa và vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, các phân tích sâu hơn về tác động môi trường và vòng đời cũng như các xét nghiệm độc tính cần được tiến hành kỹ lưỡng.

Không phải tất cả các loại nhựa đều có thể tái sử dụng bền vững hoặc kinh tế, vì vậy, các quy trình phân loại và lựa chọn thận trọng nên được áp dụng cho các loại nhựa thích hợp để làm đường và xây nhà. Liên quan đến các biện pháp được áp dụng, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng chuyển đổi chất thải thành năng lượng thông qua việc đốt là lựa chọn tốt nhất cho các nước đang phát triển. Tuy nhiên, ngoài chi phí cao, lò đốt đã gây ra những tranh cãi dẫn đến nhiều cuộc biểu tình rầm rộ gần đây ở Bandung, Tây Java. Các nhà hoạt động cho rằng việc ủ phân và tái chế chất thải phù hợp hơn cho việc quản lý chất thải đô thị.

Các phương pháp quản lý chất thải khả thi nên được đánh giá dựa trên thực tế. Có thể cho rằng việc chuyển hóa thành phân hữu cơ cũng là một những những giải pháp đang gây tranh cãi ở Indonesia hiện nay. Điều này là do nguyên liệu cho máy ủ có thể xuất phát từ chất thải hỗn hợp không kiểm soát được có thể chứa các chất gây ô nhiễm nguy hiểm. Báo cáo của ADB lưu ý rằng các phương án ủ phân sử dụng phế liệu thực phẩm thường thất bại, trừ khi có nhu cầu phân hữu cơ, bền vững tại địa phương.

Bất kể lựa chọn biện pháp nào để xử lý chất thải, tất cả đều phải có trách nhiệm. Con người nên giảm thiểu chất thải và phân loại chất thải ít nhất thành 2 loại là chất thải hữu cơ và vô cơ. Điều này sẽ giúp tái chế chất vô cơ được lấy ở dạng khô giữ lại giá trị ban đầu của vật liệu. Chất thải phân loại cũng dễ dàng hơn để xử lý máy móc và có tiềm năng giảm chi phí tái chế.

T. Hằng

Nguồn Hải Quan: http://www.baohaiquan.vn/pages/cam-go-cuoc-chien-voi-rac-thai-nhua-tai-indonesia.aspx