Calibr chặn đứng thế chiến 3: Phản đòn đánh dập đầu

Xin giới thiệu phần cuối bài viết của Viện sỹ, Đại tá Hải quân Nga Konstantin Sivkov với tiêu đề Calibr chặn đứng Thế chiến thứ 3

“Đòn tấn công bằng tên lửa đạn đạo tầm trung mang đầu tác chiến thông thường có thể sẽ mang lại hiệu quả tác chiến lớn nhất vì đòn tấn công như vậy có mật độ dày đặc, đảm bảo được tính bất ngờ, thời gian bay của tên lửa đến mục tiêu rất ngắn và có thể sử dụng nhiều tên lửa cùng lúc (ồ ạt)”.

Kì trước: Calibr chặn đứng Thế chiến thứ 3

Một điều kiện cực kỳ quan trọng nữa để đảm bảo tình trạng cân bằng hạt nhân- đó là đảm bảo sự bền vững tác chiến (khả năng sống sót và sau đó tham gia tác chiến) của vũ khí hạt nhân và hệ thống chỉ hụy lực lượng kiềm chế hạt nhân.

Đặc biệt trong bối cảnh khi mà mối đe dọa đối với các thành tố này (của Nga) có thể ngày càng nghiêm trọng hơn.

Bởi vì như đã biết- nguyên nhân chính buộc Liên Xô phải ký Hiệp ước INF (Hiệp ước hủy tên lửa tầm trung và tầm gân) năm 1987 chính là do các tên lửa “Pershing-2” Mỹ chỉ cần vẻn vẹn 5- 7 phút bay là đã bay tới các sở chỉ huy, các tổ hợp phóng và các mục tiêu quan trọng khác của lực lượng kiềm chế hạt nhân (của Liên Xô) trên phần lãnh thổ Châu Âu của Liên Xô.

Với sai số (xác xuất vòng tròn) của “Pershing-2”) chỉ 30 m, những mục tiêu trên chắc chắn sẽ bị hủy diệt. Và kết quả là Liên Xô có thể mất khả năng giáng đòn tấn công trả đũa hoặc là phải luôn ở trạng thái sẵn sàng tiến hành đòn tấn công trả đũa ngay cả trong trường hợp hệ thống cảnh báo đòn tấn công tên lửa gặp trục trặc: vì không có đủ thời gian để chắc chắn phân loại chính xác những mục tiêu được phát hiện.

Kết quả cuối cùng - (Liên Xô) đồng ý cắt giảm một khối lượng vũ khí hạt nhân lớn hơn rất nhiều so với (số lượng vũ khí hạt nhân mà người Mỹ phải cắt giảm), và buộc phải triển khai hệ thống “Perimetr”.

Hiện nay, bằng cách rút khỏi INF, Lầu Năm Góc, rõ ràng là đang hy vọng có thể lấy lại được khả năng tiến hành đòn tấn công chớp nhoáng đánh “dập đầu” và “tước khí giới” (Nga) bằng cách bố trí tên lửa đạn đạo tầm trung ngay sát nách biên giới nước ta (Nga) trên lãnh thổ các nước thuộc Tổ chức hiệp ước Warzawa cũ, và Mỹ cũng hy vọng rằng biện pháp đáp trả tương xứng của Nga sẽ là hướng một phần tiềm lực tên lửa hạt nhân của mình (Nga) vào chính Châu Âu.

Xét tình hình thực tế, chúng ta không có cách nào ngăn được người Mỹ làm chuyện đó (bố trí tên lửa tầm trung tại Châu Âu). Cần phải suy nghĩ tìm ra cách vô hiệu hóa các mối đe dọa.

Để có thể vô hiệu hóa được (mối đe dọa đó), phải đặc biệt chú ý đến những điểm yếu cơ bản của cụm tên lửa đạn đạo và tên lửa có cánh tầm trung đang trong quá trình thành lập của Mỹ.

Nói rõ ngay: những tên lửa này chỉ có thể tấn công các mục tiêu cố định, còn đối với các mục tiêu cơ động, chúng không “nhằn” được. Một điểm yếu rất quan trọng nữa- ở giai đoạn cuối của quỹ đạo (khi hạ độ cao) ở khu vực mục tiêu, cả tên lửa đạn đạo và tên lửa có cánh sử dụng đầu tự dẫn radar hoặc hoặc quang học cần phải nhận dạng (so sánh) và dẫn tên lửa đến mục tiêu. Điểm yếu thứ ba- sự phụ thuộc của tên lửa có cánh vào hệ thống dẫn đường vũ trụ “NaVstar”.

Thêm nữa, (Mỹ) cần phải bố trí các trận địa phóng ở những khu vực không quá xa (theo cách hiểu chiến lược) biên giới nước ta – trong giới hạn 500- 1.000 km, và như vậy, các trận địa này rất dễ bị tổn thương (bị tấn công).

Nếu bố trí các trận địa phóng đó xa hơn, tên lửa đạn đạo tầm trung sẽ mất ưu thể chủ yếu của nó – thời gian bay đến mục tiêu ngắn, còn đối với tên lửa có cánh “Tomahawk”- diện tích khu vực (có mục tiêu) nằm trong bán kính tác chiến của nó sẽ bị giảm rất đáng kể.

Kho vũ khí của đòn phản công (nói cách khác: tiềm lực phản đòn)

Trước thời điểm (hai bên) dùng đến vũ khí hạt nhân, sẽ có một giai đoạn tương đối dài (từ vài ngày đêm đến một tháng hoặc hơn) khi hai bên tiến hành các hoạt động chiến tranh (chống lại nhau) bằng vũ khí thông thường.

Xác xuất phát động chiến tranh ngay từ đầu bằng các đòn công tên lửa- hạt nhân ồ ạt là cực kỳ thấp vì những bối cảnh chính trị, tâm lý- tinh thần, pháp lý,- ít nhất là trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai trung hạn.

Tuy nhiên, nếu kẻ xâm lược quyết định bắt đầu chiến tranh với đòn tấn công bằng các tên lửa hạt nhân, thì trước thời điểm tấn công cũng phải có một giai đoạn đe dọa tương đối dài (từ vài tháng đến một năm, thậm chí còn hơn), - đó là thời kỳ mà mối quan hệ giữa Mỹ và Nga sẽ lên tới mức căng thẳng đỉnh điểm.

Một trong những dấu hiệu trực tiếp cho thấy kẻ xâm lược đã sằn sàng cho đòn tấn công, có thể là lệnh triệu hồi đại sứ và các nhân viên phái đoàn ngoại giao về nước.

Cũng sẽ xuất hiện một số chỉ dấu khác cho thấy (Mỹ) đang ráo riết chuẩn bị chiến tranh. Cụ thể, đó là triển khai quân dọc biên giới nước ta với cái cớ tiến hành tập trận- diễn tập, thành lập các cụm hải quân tấn công và tập kết chúng tại những khu vực có thể tiến hành các đòn tấn công (phóng tên lửa) nhằm vào lãnh thổ Nga.

Như vậy, chúng ta (Nga) sẽ có tương đối đủ thời gian để thực hiện các biện pháp cảnh báo. Một trong số (các biện pháp cảnh báo) đó- tiến hành đòn tấn công phủ đầu bằng vũ khí thông thường vào những khu vực tập kết tên lửa đạn đạo và tên lửa có cánh tầm trung nhằm vào Nga.

Để làm việc này, có thể sử dụng các tên lửa siêu thanh (tốc độ>5M- tên lửa đạn đạo hoặc tên lửa có cánh), cũng như các tên lửa có cánh kiểu “Calibr” và Kh-101 mang đầu đạn thông thường.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/calibr-chan-dung-the-chien-3-phan-don-danh-dap-dau-3369259/