Cải thiện chất lượng phủ sóng các vấn đề môi trường ở châu Á-Thái Bình Dương

Các khoản tài trợ mới của Mạng lưới Báo chí Trái đất (EJN) và Liên minh Báo chí Đông Nam Á (SEAPA) cho các nhà báo môi trường ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương để tạo ra những câu chuyện tập trung vào việc thúc đẩy tự do ngôn luận và môi trường trong khu vực.

Châu Á – Thái Bình Dương là nơi sinh sống của 60% dân số thế giới với nền kinh tế phát triển nhanh chóng và đa dạng sinh học phong phú. Cộng đồng nơi đây bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi suy thoái môi trường; trong đó họ phải đối mặt với hai vấn đề lớn là: thiếu cơ hội để nghe tiếng nói của cộng đồng, rào cản trong việc tiếp nhận thông tin và thích ứng thay đổi.

Đối với nhiều nhà báo địa phương ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, việc tiếp cận thông tin và dữ liệu quan trọng cần thiết để hỗ trợ nỗ lực tạo ra những câu chuyện môi trường thường gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh phí, thời gian và chuyên môn, rủi ro nếu phát hiện và phơi bày các vấn đề nhạy cảm.

Cộng đồng khu vực châu Á-Thái Bình Dương bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi suy thoái môi trường. Ảnh minh họa

Trước những thách thức này, Internews và SEAPA tìm cách cải thiện số lượng và chất lượng phủ sóng các vấn đề môi trường ở châu Á-Thái Bình Dương thông qua việc hỗ trợ các nhà báo và các phương tiện truyền thông địa phương trong khu vực. Cụ thể là tạo ra những câu chuyện chuyên sâu chưa được khám phá hoặc ít được khám phá về các vấn đề quản lý tài nguyên và môi trường; phổ biến tin tức và thông tin cho cộng đồng dễ bị tổn thương; cải thiện và nâng cao nhận thức cộng đồng về các vấn đề môi trường phức tạp; cung cấp tiếng nói cho các cộng đồng dễ bị tổn thương, bao gồm cả phụ nữ, những người có nguy cơ cao nhất từ những thách thức về môi trường.

Theo SEAPA, câu chuyện được đề xuất phải tập trung vào biến đổi khí hậu, các vấn đề quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Philippines, Indonesia, Đông Timor hoặc Papua New Guinea.

Nội dung những câu chuyện tập trung vào phụ nữ, thanh niên, người dân bản địa và khả năng thích nghi với môi trường và biến đổi khí hậu. Báo cáo về các giải pháp và chiến lược đối phó của các cộng động dễ bị tổn thương về di sản văn hóa và bảo vệ môi trường. Tìm kiếm để biến các vấn đề toàn cầu thành những câu chuyện địa phương để phù hợp với cộng đồng toàn cầu.

Đặc biệt, các câu chuyện không được xuất bản hoặc phát sóng trên bất cứ phương tiện truyền thông địa phương nào. SEAPA cũng khuyến khích các đề xuất dựa trên công tác xây dựng mạng lưới giữa các nhà báo, những người ủng hộ và cộng đồng.

Được biết, các khoản trợ cấp của SEAPA sẽ từ 500 đến 3000USD tùy thuộc vào phạm vi, phương tiện phủ sóng; linh hoạt cho các câu chuyện chuyên sâu sử dụng phương tiện tiếp cận sáng tạo, đa phương tiện và điều tra có thể tốn kém hơn để sản xuất.

Các nhà báo môi trường (trực tuyến, báo in, truyền hình, phát thanh) và các phương tiện truyền thông khác bao gồm cả dịch giả tự do theo dõi về biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên thiên nhiên và các vấn vấn đề môi trường; các đề xuất hợp tác từ các nhà báo, những người ủng hộ môi trường, các nhà nghiên cứu, các blogger và/hoặc thành viên khác trong cộng đồng gửi đề xuất (kế hoạch xuất bản) trước ngày 31/1/2019.

Tuyết Chinh

Nguồn TNMT: http://baotainguyenmoitruong.vn/moi-truong/cai-thien-so-luong-va-chat-luong-phu-song-cac-van-de-moi-truong-o-chau-a-thai-binh-duong-1260576.html