Cái lý của già làng thắng cái lý của tiến sĩ

Đầu thế kỷ 21, ở tỉnh Lào Cai người H'Mong nhiều xã còn ăn tết H'Mong. Chính quyền một số xã, huyện chỉ đạo người dân phải ăn tết nguyên đán như người Kinh.

Tôi được cử đi vận động người H’Mong Đơ ở xã H huyện Than uyên. Đi cùng tôi có Đội Thông tin lưu động huyện và Đội Chiếu bóng lưu động tỉnh. Rất lạ là chương trình văn nghệ của đội thông tin lưu động huyện mọi lần rất đông người xem, lần này người dân không xem, bỏ về, chỉ còn trẻ con ở lại. Anh trưởng thôn bảo chương trình kêu gọi người dân bỏ tết truyền thống của người HMong nên người dân không xem.

Hôm sau họp thôn, khi phòng văn hóa huyện giới thiệu tôi là tiến sỹ, luận án viết về văn hóa H’Mong ai cũng hồ hởi. Khi tôi nói một vài câu về tín ngưỡng người H’Mong, các phong tục tốt đẹp cần gìn giữ mọi người càng phấn khởi. Nhưng khi tôi giải thích vì sao cần ăn tết nguyên đán, tranh thủ có thời gian làm mùa, đúng dịp học sinh, công chức được nghỉ v v và v v . . Mọi nguoi không muốn nghe.

Tôi nói xong, một số cán bộ xã, chắc nể cấp trên nên gật gù. Cuối cùng già làng đứng lên hỏi: “Tôi xin hỏi ông giám đốc sở, tiến sĩ, dạo tháng tư tôi thấy tivi đưa tin ông chủ tịch tỉnh Ninh Thuận đến chúc tết của người Chăm, lãnh đạo mấy tỉnh trong Nam chúc tết cổ truyền người Khơ me, sao cùng một nước, chúng tôi lại không được ăn tết riêng của dân tộc tôi?”. Tôi lúng túng. Đúng là cái lý của già làng thắng cái lý của người Kinh là tôi.

Năm nay triển khai đề tài nghiên cứu về chính sách tết, còn hơn hai mươi dân tộc ăn tết riêng. Tôn trọng tết của các dân tộc, là tôn trọng văn hóa tộc người. Đề tài mới triển khai nhưng thực ra nó đã được bắt đầu từ hơn hai mươi năm trước, từ cái lý của người H’Mong.

Cái lý của già làng thắng cái lý của tiến sĩ

Đầu thế kỷ 21, ở tỉnh Lào Cai người H’Mong nhiều xã còn ăn tết H’Mong. Chính quyền một số xã, huyện chỉ đạo người dân phải ăn tết nguyên đán như người Kinh.

Tôi được cử đi vận động người H’Mong Đơ ở xã H huyện Than uyên. Đi cùng tôi có Đội Thông tin lưu động huyện và Đội Chiếu bóng lưu động tỉnh. Rất lạ là chương trình văn nghệ của đội thông tin lưu động huyện mọi lần rất đông người xem, lần này người dân không xem, bỏ về, chỉ còn trẻ con ở lại. Anh trưởng thôn bảo chương trình kêu gọi người dân bỏ tết truyền thống của người HMong nên người dân không xem.

Hôm sau họp thôn, khi phòng văn hóa huyện giới thiệu tôi là tiến sỹ, luận án viết về văn hóa H’Mong ai cũng hồ hởi. Khi tôi nói một vài câu về tín ngưỡng người H’Mong, các phong tục tốt đẹp cần gìn giữ mọi người càng phấn khởi. Nhưng khi tôi giải thích vì sao cần ăn tết nguyên đán, tranh thủ có thời gian làm mùa, đúng dịp học sinh, công chức được nghỉ v v và v v . . Mọi nguoi không muốn nghe.

Tôi nói xong, một số cán bộ xã, chắc nể cấp trên nên gật gù. Cuối cùng già làng đứng lên hỏi: “Tôi xin hỏi ông giám đốc sở, tiến sĩ, dạo tháng tư tôi thấy tivi đưa tin ông chủ tịch tỉnh Ninh Thuận đến chúc tết của người Chăm, lãnh đạo mấy tỉnh trong Nam chúc tết cổ truyền người Khơ me, sao cùng một nước, chúng tôi lại không được ăn tết riêng của dân tộc tôi?”. Tôi lúng túng. Đúng là cái lý của già làng thắng cái lý của người Kinh là tôi.

Năm nay triển khai đề tài nghiên cứu về chính sách tết, còn hơn hai mươi dân tộc ăn tết riêng. Tôn trọng tết của các dân tộc, là tôn trọng văn hóa tộc người. Đề tài mới triển khai nhưng thực ra nó đã được bắt đầu từ hơn hai mươi năm trước, từ cái lý của người H’Mong.

Trần Hữu Sơn

Nguồn VHPT: https://vanhoavaphattrien.vn/cai-ly-cua-gia-lang-thang-cai-ly-cua-tien-si-a3084.html