Cách trị hăm tã cho bé tại nhà không cần dùng thuốc

Hăm tã là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Việc xử trí không đúng cách dễ khiến tình trạng hăm của trẻ nặng hơn và bội nhiễm. Trẻ bị hăm da thường đau lúc đi tiểu, gây khó chịu, thậm chí kém ăn, ít ngủ...

Nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ nhỏ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hăm tã nhưng phổ biến nhất là do nước tiểu của bé đọng lại quá lâu nếu mẹ ít thay tã. Hăm cũng có thể xảy ra do khi tắm xong, người bé còn ẩm mà mẹ đã vội quấn tã...

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Một nguyên nhân hay gặp nữa là do lạm dụng phấn rôm. Nhiều mẹ rất thích thoa một lượt phấn rôm cho bé sau khi bé tắm xong. Cảm giác bé thơm tho, mát mẻ khiến mẹ lầm tưởng rằng phấn rôm có thể làm mát da mát thịt, chống rôm sẩy và chống hăm. Thực chất phấn rôm dễ làm bít tắc lỗ chân lông, gây khó khăn cho việc thoát ẩm của da và khiến hăm da xuất hiện.

Ngoài ra, hăm da ở bé còn do một số nguyên nhân khác như da bị kích ứng với chất liệu của tã lót, tã lót của bé không được sạch sẽ, quấn tã quá chặt, bé ăn thực phẩm mới, bị tiêu chảy kéo dài...

Nếu được phát hiện sớm và xử lý ngay thì vùng da hăm sẽ nhanh chóng lành lặn. Quan trọng nhất là chú trọng vệ sinh cho bé. Phải rửa vùng kín cho bé ngay sau khi bé đi vệ sinh xong bằng nước ấm, sạch, rồi thấm khô bằng khăn bông và thay tã mới. Khi rửa cần nhẹ nhàng, tránh để bé đau và xây xước da thêm. Dùng khăn ướt có thể làm khô da bé, bạn cần cẩn thận chọn loại không cồn và không mùi.

Cách trị hăm cho bé tại nhà không cần dùng thuốc

Ảnh minh họa

Không nên đóng tã, bỉm cho bé lúc bị hăm

Khi thấy bé xuất hiện những triệu chứng bị hăm đầu tiên như: ửng đỏ, căng da (tập trung nhiều ở vùng xung quanh hậu môn) sau đó các vết đỏ đậm hơn làm bé đau rát, mẹ cần bỏ bỉm, tã để vùng mông bé được thông thoáng.

Việc đóng tã, bỉm khiến các vật này dễ bị cọ sát vào phần bị hăm gây đau đớn, thậm chí làm vết thương của bé nặng hơn.

Vệ sinh sạch sẽ cho bé hàng ngày

Mẹ cần nhanh chóng rửa vùng kín và khu vực đóng tã cho bé bằng nước ấm, sạch rồi thấm khô bằng khăn bông mỗi lần bé đi vệ sinh, thay tã mới. Khi rửa cần phải nhẹ nhàng, tránh làm bé đau hoặc xây xước da.

Ảnh minh họa

Mẹo dân gian trị hăm cho bé

Mẹ chỉ cần lấy nắm lá khế rửa sạch, vẩy khô, giã nát với một chút muối, cho thêm nước sôi để nguội vào và chắt lấy nước. Sau đó, mẹ lấy mảnh vải sạch, mềm, giặt trong chậu nước lá khế để nguội, vắt khô và thấm vào vùng hăm của bé (tương tự với nước trầu không).

Lưu ý nếu tình trạng của bé không thuyên giảm nên hỏi ý kiến bác sỹ

Khi thấy trẻ xuất hiện một số những dấu hiệu sau, cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện càng sớm càng tốt, vì có thể bé đã bị nhiễm khuẩn phái sinh.

- Hăm tã không cải thiện hoặc tái diễn liên tục

- Trẻ nóng sốt

- Vùng da bị hăm phồng rộp, mưng mủ, chảy máu hoặc chai cứng.

Áp dụng các phương pháp trị hăm tại nhà:

Việc này được áp dụng trong trường hợp các vết hăm của bé không quá nghiêm trọng. Nếu được phát hiện sớm và xử lý ngay thì vùng da hăm sẽ nhanh chóng lành lặn.

Trúc Chi t/h

Bạn đang đọc bài viết của báo điện tử Phụ nữ News – (www.phununews.vn). Mọi thông tin chia sẻ, phản hồi xin gửi về địa chỉ email: thukypnn@gmail.com – Hotline: 0916.336.788

Nguồn PNNews: http://phununews.vn/cach-tri-ham-ta-cho-be-tai-nha-khong-can-dung-thuoc-531914.htm