Cách thiết kế giếng trời đón tối đa ánh sáng cho ngôi nhà

Giếng trời là giải pháp kiến trúc mang tính kỹ thuật và mỹ thuật cho không gian nhà phố hiện đại. Với chức năng hứng ánh sáng, lấy gió và trao đổi khí giữa bên trong với bên ngoài ngôi nhà, bên cạnh đó, nó còn tạo nên điểm nhấn ấn tượng cho ngôi nhà .

Với nhà ống ngắn thì dùng một giếng trời và giếng đó chỉ giải quyết lối thoát khí nóng trong nhà. Còn lấy gió vào phải lấy theo phương ngang (tốt nhất là hướng có gió). Ví dụ, tầng trệt trống, cửa không bít bùng để đón gió và đẩy không khí hầm trong nhà ra theo giếng trời. Nếu nhà có nhiều tầng, lấy thêm gió ngang ở tầng trên bằng phòng trống không vách ngăn hoặc sân. Nhà ống dài, dùng hai giếng trời, một ở khoảng giữa và một ở cuối nhà. Khi đó lối thông gió theo đường parabol, một giếng đảm nhiệm vai trò đưa gió ra và một giếng đón gió vào theo nguyên tắc cân bằng áp suất tự nhiên trong không khí.

 Để tăng công năng, đỉnh giếng trời nên bố trí mái che bằng kính hoặc bằng nhựa trong.

Để tăng công năng, đỉnh giếng trời nên bố trí mái che bằng kính hoặc bằng nhựa trong.

Trên đỉnh giếng có thể trang trí bằng chính hệ khung mái, hoa sắt. Những kết cấu thép này khi được ánh nắng chiếu xuống, đổ bóng lên tường rất đẹp. Nơi đây cũng có thể treo đèn hay các vật trang trí. Có thể giảm cường độ sáng của giếng trời bằng cách dùng các vật liệu màu cho mái vừa tạo đủ độ sáng vừa làm dịu mát không gian nội thất trong nhà.

Để tăng công năng cho giếng trời, nên sử dụng mái che bằng kính hoặc bằng nhựa trong để dễ dàng hấp thụ và trao đổi ánh sáng, nhưng phải có khung sắt bảo vệ để cho mái che được an toàn hơn. Có thể giảm cường độ sáng của giếng trời bằng cách dùng các vật liệu màu cho mái vừa tạo đủ độ sáng vừa làm dịu mát không gian nội thất trong nhà.

Diện tường giếng trời nên bố trí cây xanh.

Diện tường có thể xây, ốp trang trí, treo cây xanh… kết hợp chiếu sáng. Trên mảng tường có thể ốp đá làm điểm nhấn, những hình vẽ hoa văn trang trí sống động cho bức vách, thêm vài chậu cây cảnh, vật dụng trang trí trên bãi sỏi cũng tạo nên một không gian sống động hơn.

Đáy giếng có thể là vườn cây, vườn khô, tiểu cảnh, bể cá, hòn non bộ… Để giếng trời là không gian thư giãn tốt nhất cho ngôi nhà, nên thiết kế một tiểu cảnh ngay dưới “đáy” giếng, hòn non bộ hoặc một bể cá nhỏ.

Nếu giếng trời không có mái che, thì đáy giếng phải tổ chức thoát nước thật tốt, và đáy giếng trời phải đủ rộng cũng như khu vực xung quanh phải có hệ thống che chắn (tường, vách, cửa) để nước mưa rớt xuống sàn đáy giếng trời không bắn vào những không gian sinh hoạt sạch sẽ.

Có thể thiết kế giếng trời ở hành lang và cầu thang để làm tăng khoảng sáng cho ngôi nhà.

Thông thường, để khai thác tối đa hiệu quả, giếng trời thường được đặt ở khoảng giữa nhà. tại vị trí đó, có thể khai thác tới ba mặt (một mặt thường giáp tường biên), cho các không gian phòng ngủ, phòng vệ sinh, cầu thang, hành lang… hay các phòng chức năng khác. Ngoài ra, có thể thiết kế giếng trời ở khu vực giữa bếp hoặc là giữa hàng lang với cầu thang.

Mai Vân

Nguồn KTĐT: http://kinhtedothi.vn/cach-thiet-ke-gieng-troi-don-toi-da-anh-sang-cho-ngoi-nha-342760.html