Cách quan sát tiểu hành tinh khổng lồ tạo ra mưa sao băng Geminid

Mưa sao băng Geminid đã đi qua đỉnh điểm, tuy nhiên đây lại là thời điểm lý tưởng cho những ai quan tâm đến 'mẹ' của nó, tiểu hành tinh Phaethon 3200.

Như đã biết, mưa sao băng Geminid 2017 đã đi qua đỉnh điểm trong tuần này, tuy nhiên bạn vẫn có thể tiếp tục chiêm ngưỡng những tàn dư của nó trong vài ngày tiếp theo. Mưa sao băng này được coi là hệ quả của tiểu hành tinh Phaethon 3200 (cũng có thể là một ngôi sao chổi đã chết), được phát hiện vào đầu những năm 80. Khi mưa sao băng Geminid vào đoạn kết, bạn có thể quan sát hành trình của ngôi sao này trên bầu trời.

Theo báo cáo của NASA, tiểu hành tinh Phaethon chỉ đến gần Trái đất vài lần trong một thế kỷ và các nhà khoa học sẽ phải đợi đến năm 2093 nó mới lại xuất hiện với khoảng cách đáng để lo ngại.

Bạn có thể quan sát và nghiên cứu nó với một kính thiên văn có đường kính ít nhất là 4-5 inch. Nếu bạn là người mới bắt đầu, việc nhận ra nó có thể sẽ tương đối khó khăn. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo bản đồ ngôi sao dưới đây:

Mặc dù Phaethon được coi là một tiểu hành tinh có khả năng gây nguy hiểm cho Trái đất (chủ yếu do kích thước lớn của nó) nhưng nó sẽ đi qua Trái Đất với khoảng cách rất an toàn 6.407.618 dặm (khoảng 10.312.061 km). Nếu bạn không có kính thiên văn, bạn có thể quan sát tiểu hành tinh này qua chương trình trực tuyến của đài quan sát Slooh.

Nguồn Người Đưa Tin: http://www.nguoiduatin.vn/cach-quan-sat-tieu-hanh-tinh-khong-lo-tao-ra-mua-sao-bang-geminid-a351769.html