Cách quản lý tài chính hiệu quả

Theo dữ liệu từ Bộ Thương mại Hoa Kỳ, tỉ lệ tiết kiệm cá nhân đã tăng lên 20,5% trong tháng 1/2021, tăng hơn 13,4% so với tháng trước. Nhưng câu hỏi được đặt ra là có thể làm gì khác với khoản tiền tiết kiệm cá nhân này?

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Chi tiêu hay đầu tư không phải là lựa chọn duy nhất để quản lý các khoản dư. Dưới đây là một số giải pháp bạn có thể sử dụng để quản lý tiền của mình.

Tiết kiệm cho quỹ dự phòng khẩn cấp

Hầu hết các chuyên gia tài chính đề nghị tiết kiệm ít nhất ba đến sáu tháng chi phí sinh hoạt để sử dụng khi thực sự cần thiết. Không nên tiêu xài hoang phí khi bạn may mắn nhận được một khoản tiền thưởng, tiền thừa kế hay tiền hoàn thuế.

Thay vào đó, hãy có cái nhìn tổng thế về tài chính của mình và thiết lập một quỹ dự phòng cho trường hợp khẩn cấp, rủi ro phát sinh.

Đặt mục tiêu cho bản thân

Nếu bạn đã tích lũy đủ tiền cho quỹ dự phòng và vẫn không chắc chắn về cách sử dụng khoản dư, hãy nghĩ về mục tiêu tài chính của mình.

Mark Reyes, chuyên gia tư vấn tài chính cho ứng dụng quản lý tiền Albert khuyên rằng, bạn nên viết từ một đến hai câu về tính cấp thiết của mỗi mục tiêu. Từ đó, hãy chọn ra ba mục tiêu quan trọng nhất và phân bổ tiền hợp lý dựa trên các mục tiêu đó.

Một giải pháp khác là tiết kiệm một nửa và chi tiêu một nửa. Bằng cách làm này, bạn vẫn sẽ có một khoản tiền để chi tiêu cho những thứ có thể mang lại niềm vui cho bạn, đồng thời giúp bạn ổn định hơn trong khoảng thời gian khó khăn này.

Củng cố tài khoản hưu trí

Khoản dư tiền mặt có thể là một cách hữu hiệu để củng cố tiền lương hưu của bạn. Các cố vấn tài chính cho rằng nên đóng góp ít nhất 10% đến 15% thu nhập cá nhân cho việc nghỉ hưu.

Rất nhiều điều có thể xảy ra trong tương lai, và nếu như bạn không có một tài khoản hưu trí vững chắc, bạn có thể sẽ phải tiếp tục làm việc cho đến khi 75 tuổi.

Tái cấp vốn thế chấp

Mặc dù lãi suất thế chấp đã tăng một chút so với mức thấp lịch sử, nhưng lãi suất trung bình vẫn thấp hơn các năm trước. Với tình hình này, bạn có thể muốn xem xét tái cấp vốn cho khoản thế chấp của mình để có khoản thanh toán hàng tháng thấp hơn trong vài năm tới.

Trước khi tái cấp vốn, hãy ước tính các khoản thanh toán thế chấp hàng tháng và bất kỳ khoản phí nào liên quan đến tái cấp vốn, cũng như xem xét các điều khoản mới được đề xuất. Sử dụng khoản dư để trả trước phí tái cấp vốn có thể giúp bạn tránh phải trả thêm lãi suất.

Tự chủ kinh doanh

Các khoản dư có thể là lựa chọn hàng đầu để khởi nghiệp hoặc hỗ trợ nỗ lực kinh doanh của bạn.

Trước tiên, hãy đảm bảo các điều kiện tiên quyết của việc có một quỹ dự phòng khẩn cấp và kiểm soát tài chính trước khi bắt tay vào một công việc kinh doanh mới.

Từ đó, bạn có thể bắt đầu hoạch định các khoản chi trong kinh doanh một cách hợp lý và có hiệu quả, chẳng hạn như vật tư, vận chuyển hoặc tiếp thị, quảng bá để phát triển doanh nghiệp.

Tiết kiệm tiền cho các kỳ nghỉ lễ

Bạn có thể tránh khoản nợ trong các kỳ nghỉ lễ nếu bạn lên kế hoạch chi tiết. Bằng cách tính toán các khoản dư để thiết lập ngân sách trước kỳ nghỉ, bạn vẫn có thể dư tiền kể cả khi mua quà cho gia đình, bạn bè.

Hãy xem xét lại những khoản tiền bạn đã chi trong các kỳ nghỉ lễ trước đó để dự đoán bạn sẽ cần tiết kiệm bao nhiêu cho năm sắp tới. Một nguyên tắc nhỏ mà các chuyên gia đề xuất là chi không quá 1% lương hàng năm của bạn vào việc quà cáp.

Bắt đầu tiết kiệm cho đại học

Đối với các bậc cha mẹ có con nhỏ, những người có khoản tiết kiệm hưu trí lành mạnh, bạn thậm chí có thể xem xét mở một tài khoản tiết kiệm cho việc học đại học của con mình trong tương lai.

Với phép tính tỉ giá đô la và sức mạnh của lãi kép, vào thời điểm con bạn vào đại học, bạn có thể rút tiền từ một tài khoản lớn và có nhiều tiềm năng hơn.

Cải thiện bản thân

Ngoài ra, còn có rất nhiều cách khác để đối xử tốt với bản thân bằng các khoản dư, điển hình như tiết kiệm cho một kỳ nghỉ sau đại dịch hoặc đầu tư một khóa học cải thiện kỹ năng.

Hãy nhớ rằng, đầu tư vào bản thân cũng rất quan trọng và có thể gặt hái những phần thưởng to lớn. Tuy nhiên, đừng làm điều đó bằng chi phí của các lĩnh vực tài chính quan trọng khác.

Thêm vào đó, việc giữ kỷ luật với tài chính của mình và đưa ra những quyết định liên quan đến tiền bạc một cách sáng suốt là thực sự cần thiết. Kỷ luật là nền tảng của tài chính lành mạnh.

PV

Nguồn Tài Chính: http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-gia-dinh/cach-quan-ly-tai-chinh-hieu-qua-332571.html