Cách phòng dịch sởi hiệu quả, phòng dịch sởi cho bà bầu thế nào?

Thời gian gần đây, các bệnh viện liên tiếp tiếp nhận và điều trị nhiều ca mắc sởi, điều này tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch sởi. Vậy cần làm gì để phòng bệnh sởi và ngăn chặn dịch sởi tái phát?

Theo Vietnamnet, bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM cho biết, trong vòng nửa đầu tháng 1/2019 đã tiếp nhận 841 ca bệnh nghi sởi, trong khi năm 2018 cả năm bệnh viện chỉ tiếp nhận 597 ca, riêng năm 2017 không có ca nào. Bệnh viện đã dành riêng số giường bệnh khoa Nội A để tiếp nhận, cách ly, điều trị bệnh sởi.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, có khoảng 20-30 trẻ mắc sởi nhập viện điều trị. Còn bác sĩ Đỗ Châu Việt, Trưởng khoa Nhiễm bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, cùng kì năm ngoái bệnh viện chỉ tiếp nhận vài ca, song hiện khoa đang tiếp nhận, điều trị cho 60 trẻ mắc sởi. Đa số các trẻ được chuyển từ các tuyến dưới chuyển lên.

Trẻ đề phòng dịch bằng cách tiêm vắc xin đầy đủ

Bác sĩ khuyến cáo các bà mẹ có em bé nhớ 9 tháng cho bé đi chích sởi. “Sởi không giống những bệnh khác miễn dịch 100%, chỉ đạt 85-90%, nên nhớ chích nhắc mũi 2 vào lúc 18 tháng, giảm được số ca không đáp ứng, giảm tình trạng tạo dịch sau chu kì 4 năm, tại sao có chu kì 4 năm, khoảng 15% các em bé chích mà không đủ miễn dịch, 10% không đi chích, cộng dồn 2 cái đó lại 4 năm đủ tạo dịch”, bác sĩ Hồng nói.

Trẻ mắc sởi đang gia tăng đột biến.

Ngoài việc tiêm vắc xin, phụ huynh cần tăng cường cho bé ăn các loại hoa quả bổ sung vitamin nhất là vitamin C như cam, bưởi… Luôn giữ ấm cho bé, tránh để bé ra ngoài trời gió to lạnh, hay tránh để bé ra ngoài trời nắng to, và những nơi bụi bẩn…

Nếu bé bị viêm mũi dị ứng cần điều trị sớm cho bé, thuốc hay sử dụng là Aerius nhưng cần phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị cho đúng phù hợp tùy theo độ tuổi và mức độ nặng nhẹ của trẻ mà có cách sử dụng thuốc khác nhau.

Nếu bé đang mắc bệnh hoặc dễ mắc bệnh thông thường thì trong nhà cần có thuốc phòng bệnh dự trữ như bé hay bị ho, bị co thắt phế quản… thì cần dự trữ thuốc thông dụng như siro trị ho cho bé…

Bên cạnh đó, không cho trẻ tiếp xúc các trẻ đang bị bệnh sởi để tránh lây nhiễm. Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường, tốt nhất là đeo khẩu trang y tế sẽ đảm bảo hơn khẩu trang vải mỗi ngày, nếu là khẩu trang vải thì cần thay giặt mỗi ngày 1-2 lần là tốt nhất.

Nếu có nghi ngờ trẻ đã tiếp xúc với người đang mắc bệnh cúm, sởi, viêm phổi … cần phải vệ sinh sạch và thay quần áo trước khi tiếp xúc với người khác trong gia đình.

Vệ sinh cho bé mỗi ngày với nước ấm có pha các loại thảo dược như bồ kết, lá mùi hoặc lá trà xanh… thay quần áo chăn ga mỗi ngày để đảm bảo sạch sẽ cho bé, nên giặt đồ và phơi ra ngoài trời nắng sẽ tốt hơn cả.

Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, làm sạch lưỡi cho bé bằng tưa lưỡi, tra thuốc muối sinh lý vào mắt mũi để vệ sinh sạch cho bé.

Bà bầu phòng dịch sởi thế nào?

Những thai phụ có ý định có thai ở tuổi sinh sản nên chích ngừa sởi.

Chỉ trong vòng 2 tháng rưỡi qua, đã có 11 thai phụ nhiễm sởi, trong đó có 1 thai phụ bị thai lưu, một sinh non lúc 24 tuần đứa bé không qua khỏi, số còn lại đều sinh non thiếu tháng.

Bác sĩ Huỳnh Thị Thúy Hoa, Trưởng khoa nội A bệnh viện Nhiệt đới thông tin với Thanh Niên, khuyến cáo những thai phụ có ý định có thai ở tuổi sinh sản, nên chích ngừa sởi. Hiện có mũi chích ngừa sởi + quai bị + rubela, trước sinh 1-3 tháng tạo miễn dịch. Có miễn dịch rồi có thai sẽ an toàn. Còn phụ nữ đã có thai không nên chích ngừa.

Phong Linh (tổng hợp)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/cach-phong-dich-soi-hieu-qua-phong-dich-soi-cho-ba-bau-the-nao-a418618.html