Cách phòng chữa viêm mũi cho trẻ sơ sinh khi trời lạnh

Ngạt mũi có thể gây khó chịu cho bé của bạn, gây ảnh hưởng xấu đến việc cho bú và khiến bé ngủ không ngon giấc. Do đó, các biện pháp chữa ngạt mũi co trẻ dưới 1 tuổi sau đây sẽ giúp cha mẹ cải thiện bệnh ở trẻ.

Dấu hiệu trẻ bị ngạt mũi

Một số triệu chứng nhận biết ngạt thở ở trẻ, cha mẹ cần lưu ý.

- Trẻ thường xuyên quấy khóc do thở khó khăn, thường khò khè và ngủ không sâu giấc. Bên cạnh đó, trẻ thường hắt lơi liên tục hoặc ho kèm theo chảy nước mũi.

- Trẻ thường cảm thấy dễ thở hơn khi cha mẹ bế đứng trẻ.

- Khó thở ở mũi khiến trẻ thở bằng miệng dẫn đến hiện tượng đau họng hoặc rát, khô ở họng. - - - Cha mẹ có thể để ý, trẻ không thể bú được hơi dài mà thường bị ngắt quãng. Điều này khiến trẻ thường xuyên bị sặc.

Các biện pháp chữa ngạt mũi cho trẻ dưới 1 tuổi

- Khi thời tiết thay đổi cần giữ ấm khi trời trở lạnh.

- Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, nơi ngủ.

- Không dùng tay ngoáy mũi để tránh tổn thương niêm mạc mũi.

- Hàng ngày dùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh, rửa mũi. Vệ sinh mũi giúp loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy, giúp ngăn ngừa và góp phần tránh các bệnh viêm nhiễm hô hấp như: Viêm mũi, nghẹt mũi, hắt xì và viêm xoang.

- Khi thấy viêm mũi kéo dài trên 7 ngày hoặc có triệu chứng nặng hơn như đau tai, khàn tiếng, khó thở phải kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

- Khi trẻ bị viêm mũi, hàng ngày cần nhỏ mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối 0,9%, ngày 3 - 4 lần cho đến khi trẻ hết chảy nước mũi, dạy trẻ biết cách xì mũi đúng (bịt một bên, xì mũi bên kia).

- Cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng thịt, cá, trứng, đậu, rau củ quả chín... giúp trẻ nhanh hồi phục.

- Đặc biệt chú ý khi trẻ đang bị viêm mũi bỗng nhiên thấy sốt cao phải đề phòng biến chứng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị.

Những lưu ý khi chăm trẻ bị viêm mũi cho trẻ sơ sinh khi trời lạnh

Không nên tự ý mua thuốc nhỏ mũi điều trị cho trẻ tại nhà.

Vì các loại thuốc nhỏ mũi có chứa corticoid chỉ được dùng dưới 7 ngày và nhất định phải theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc chứa coricoid nếu dùng không đúng sẽ gây một số biến chứng, nhất là ở trẻ em như ức chế vỏ thượng thận tiết hormone làm tăng giữ muối, nước, ứ đọng mỡ ở một số bộ phận như mặt, tăng đường huyết.Đặc biệt, khi có các tổn thương khu trú ở mũi mà dùng thuốc nhỏ mũi có chứa corticoid thì sẽ ức chế quá trình lành vết thương. Nếu lạm dụng thuốc co mạch có hoạt chất Xylometazoline 0,05-0,1% (biệt dược Otilin, Otdin, Coldi-B…) trẻ dễ bị ngộ độc thuốc

Không tự ý dùng nguyên liệu để xông

Vì sẽ rất nguy hiểm nếu dùung thuốc kháng sinh, kháng viêm, nếu dùng lâu ngày có thể gây xơ cứng cuống mũi, dễ bị hư các tế bào lông chuyển ở niêm mạc mũi, dễ nhiễm trùng và mắc các bệnh về hô hấp.

Nếu dùng không đúng hoặc quá liều, người xông sẽ gặp một số tác dụng phụ như tăng hoặc hạ huyết áp, run tay chân, tăng nhịp tim, hồi hộp, thậm chí một số thuốc co mạch khi dùng để xông cho trẻ em dưới 10 tuổi sẽ gây co thắt, gây bệnh tim mạch, có thể tử vong…

Không nên rửa mũi quá nhiều lần trong ngày

Mũi của trẻ và người lớn cũng như nhau, bình thường có cơ chế tự làm sạch. Rửa mũi nhiều làm mất đi chất nhầy tự nhiên trong khoang mũi. Trong khi đó, chất nhầy này có tác dụng tạo độ ẩm, ngăn chặn bụi bẩn.

Nếu mất đi chất nhầy này, trẻ càng dễ bị khô mũi, nhiễm khuẩn mũi, gây tổn thương niêm mạc mũi, dễ bị viêm hơn. Việc dùng quá thường xuyên cũng có thể làm teo niêm mạc mũi, ảnh hưởng đến chức năng thở, khứu giác.

Không dùng miệng hút mũi cho trẻ

Đây là một thói quen không tốt khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Việc làm này rất mất vệ sinh mà ngược lại sẽ tạo các nguy cơ khiến bệnh hô hấp của bé nặng hơn hoặc mắc bệnh khác. Vì trong hơi thở và miệng của người lớn có chứa nhiều vi khuẩn có hại cho bé, nhất là những người có bệnh về đường hô hấp, bệnh lây nhiễm thì rất nguy hiểm.

Phòng bệnh ngạt mũi cho trẻ như thế nào?

Các bác sĩ khuyến cáo, để phòng bệnh viêm mũi cho trẻ nhỏ, cha mẹ cần chú ý:

1. Quan trọng nhất là điều tiết nhiệt độ cho trẻ phù hợp.

Với kiểu thời tiết như hiện nay, sáng ra lạnh có thể mặc áo thun, một áo khoác mỏng cho trẻ để đến trường trẻ tự cởi. Với trẻ nhỏ ở trong nhà, nên mặc bộ quần áo thun dài tay là đủ chứ không nên mặc quá nhiều. Cha mẹ có thể thử bằng cách sờ người, chân tay trẻ ấm là đủ. Cửa sổ cũng cần được hé mở để lưu thông không khí.

Khi trẻ nhỏ mới đi ngủ, bé thường rất nóng nực, đổ mồ hôi. Lúc này hãy lau mồ hôi cho trẻ, bật quạt thoảng gió nhưng cha mẹ nhớ tắt quạt cho con khi trời lạnh về đêm.

2. Giữ vệ sinh chung

Cần che chắn khi ho, hắt hơi, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang… để không lây bệnh sang các thành viên khác. Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ lớn có ý thức giữ vệ sinh chung, phòng tránh hiện tượng nhiễm chéo bệnh ngay trong cùng một gia đình.

Vệ sinh sạch sẽ những vật dụng mà trẻ hay tiếp xúc phơi khô ráo… Đặc biệt giữ vệ sinh phòng ngủ cho bé, không nên dùng tấm trải sàn. Hãy chú ý tới những tủ sách lâu năm trong gia đình dễ khiến trẻ hít phải bụi, mốc từ sách mà bị viêm mũi dị ứng, lên cơn hen cấp tính phải nhập viện…

3. Chế độ ăn

Nên cho trẻ một chế độ ăn phong phú, đủ dinh dưỡng, giàu vitamin C để tăng sức đề kháng cho trẻ.

Trúc Chi t/h

Nguồn PNNews: http://phununews.vn/cach-phong-chua-viem-mui-cho-tre-so-sinh-khi-troi-lanh-524557.htm