Cách nhận biết đau tim và đột quỵ

Nhiều người cho rằng đau tim và đột quỵ là là hai tình trạng bệnh lý giống nhau. Đau tim và đột quỵ đều phát triển từ tình trạng tắc nghẽn mạch máu nhưng sự khác biệt là ảnh hưởng đến các chức năng quan trọng khác nhau của cơ thể. Các triệu chứng đau tim và đột quỵ cũng khác nhau.

Ảnh minh họa: New Health Advisor

Cơn đau tim bắt đầu với các cơn đau ngực, sau đó là cơn đau đầu đột ngột và dữ dội.
Các triệu chứng của đột quỵ và đau tim phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau, tuổi tác, sức khỏe tổng thể và giới tính của bệnh nhân.

Đau tim
Một cơn đau tim xảy ra khi các cơ tim bị tổn thương thường là do thiếu lưu lượng máu trong động mạch vành. Tắc nghẽn động mạch vành khiến các mô cơ tim thiếu oxy. Các cục máu đông hình thành trong động mạch vành ngăn chặn lưu lượng máu đến cơ tim dẫn đến đau ngực và các triệu chứng đau tim khác. Các cơn đau tim có thể dẫn đến những tổn thương vĩnh viễn cho cơ tim và gây tử vong.

Đột quỵ
Một cơn đột quỵ xảy ra khi có sự hình thành trong các động mạch cung cấp máu cho não. Các mô não bị thiếu oxy dẫn đến tổn thương hoặc “chết” mô não. Đột quỵ thường liên quan đến việc mất khả năng cử động, chỉ ảnh hưởng đến một bên của cơ thể.

Đột quỵ có ba dạng bao gồm:
Chảy máu trong não được gọi là đột quỵ xuất huyết.
Đột quỵ do cục máu đông được gọi là đột quỵ thiếu máu cục bộ.
Thu hẹp động mạch cung cấp máu cho não được gọi là cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua.
Nhận biết bệnh nhân bị đau tim hay đột quỵ

Những dấu hiệu cảnh báo đau tim:
Đau ngực hoặc khó chịu ở ngực
Các cơn đau có thể di chuyển đến vai, cánh tay, lưng, bụng hoặc răng
Đổ mồ hôi
Khó thở
Buồn nôn hoặc nôn
Mê sảng hoặc ngất xỉu
Những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ:
Cảm thấy yếu ở cánh tay và chân ở một bên của cơ thể
Bị sệ một bên mặt
Khó khăn khi nói
Mất ý thức
Đau đầu dữ dội, đột ngột
Tầm nhìn giảm

Các yếu tố nguy cơ gây đau tim và đột quỵ
Cả hai tình trạng này đều có chung các yếu tố nguy cơ, bao gồm:
Hút thuốc
Tiền sử gia đình
Béo phì
Tiểu đường
Nồng độ cholesterol cao
Tăng huyết áp
Căng thẳng
Không hoạt động thể chất
Chuẩn đoán đau tim và đột quỵ
Trong trường hợp đột quỵ, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và tiền sử bệnh, sau đó là chụp CT não. Chụp CT cho thấy các vùng não bị ảnh hưởng bởi dòng máu kém hoặc nếu có bất kỳ chảy máu nào xảy ra. Ngoài ra, bệnh nhân cũng được yêu cầu thực hiện chụp MRI.

Để chẩn đoán cơn đau tim, các bác sĩ sẽ tiến hành các quy trình khám. Trước tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra các triệu chứng và tiền sử bệnh của bệnh nhân. Sau đó, thực hiện điện tâm đồ để kiểm tra sức khỏe của cơ tim. Sau đó thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra các enzym cảnh báo cơn đau tim,. Để kiểm tra tắc nghẽn mạch máu ở tim, bệnh nhân sẽ được đặt ống thông tim bằng cách chèn một ống dài, linh hoạt qua mạch máu.

Điều trị đau tim và đột quỵ

Điều trị đau tim
Điều trị khẩn cấp cho bệnh nhân đau tim cần thực hiện hồi sức tim phổi nếu tim bệnh nhân không đập. Để thông các động mạch bị tắc nghẽn, bệnh nhân cần sử dụng thuốc chống đông máu. Ngoài ra, khi điều trị cho bệnh nhân đau tim do tắc nghẽn mạch có thể yêu cầu phẫu thuật bắc cầu động mạch vành, giúp loại bỏ các đoạn động mạch tim bị tắc nghẽn và được thay thế bằng các mạch hở lấy từ các vùng khác của cơ thể.

Điều trị đột quỵ
Nếu bệnh nhân bị đột quỵ xuất huyết, họ có thể cần phẫu thuật để sửa chữa các mạch máu bị tổn thương. Hoặc nếu bệnh nhân bị đột quỵ thiếu máu cục bộ, nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện trong vòng vài phút sau khi các triệu chứng bắt đầu, bác sĩ sẽ cung cấp thuốc hoạt hóa mô plasminogen giúp phá vỡ cục máu đông.
Các bước cần thực hiện để ngăn ngừa cơn đau tim và đột quỵ
Dùng các phương pháp phòng ngừa tương tự có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ và đau tim bao gồm:
Kiểm tra mức cholesterol và huyết áp thường xuyên.
Tránh hút thuốc.
Duy trì cân nặng khỏe mạnh.
Hạn chế uống rượu.
Kiểm soát lượng đường trong máu.
Tâp luyện vừa sức.
Theo chế độ ăn uống có ít chất béo bão hòa, muối và đường.

Giang Vũ

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/suc-khoe/cach-nhan-biet-dau-tim-va-dot-quy-1330186.tpo