Cách làm sạch 'rác' trong mạch máu: Việc làm nhỏ giúp ngăn ngừa tử vong

'Những năm gần đây số người phải nhập viện vì đột quỵ ở độ tuổi trẻ đang có chiều hướng tăng lên từ 1,7% lên 3%. Trong đó tỷ lệ nam giới mắc phải cao gấp 4 lần nữ giới. Nếu như trước đây, người bị đột quỵ thường nằm trong độ tuổi từ 50 - 60 trở lên thì nay đang trẻ hóa dần, từ 40 - 45 tuổi, thậm chí ở độ tuổi 20 - 30', TS. BS Trần Chí Cường, Chủ tịch Hội Thần kinh và can thiệp mạch máu não TPHCM, Giám đốc bệnh viện SIS Cần Thơ cho biết.

Những “rác” nào trong lòng mạch tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ?

Nói về bệnh đột quỵ, TS.BS Trần Chí Cường chia sẻ: Khi bệnh nhân nhập viện, chúng ta phải trả lời được bệnh nhân bị vỡ hay tắc mạch máu? Đột quỵ do tắc nghẽn mạch máu chiếm tới 80% trường hợp đột quỵ và gần như đều có triệu chứng báo trước. Đột quỵ nhồi máu não được mô tả là tình trạng bệnh gây ra do sự tắc nghẽn mạch máu não làm ngừng trệ dòng máu lên nuôi não phía sau chỗ tắc. Sự tắc nghẽn này có thể do các nguyên nhân gây hẹp mạch máu tại chổ hay do cục máu đông từ nơi khác trôi tới thường là từ tim, trong quá trình co bóp được đẩy trôi lên não.

Theo thống kê, có 80% người bệnh đột quỵ do nhồi máu não, 20% là xuất huyết não. Cục máu đông là một góc của đột quỵ do tắc nghẽn mạch máu và cũng nằm trong nhóm nguyên nhân nhồi máu não.

Theo thống kê, có 80% người bệnh đột quỵ do nhồi máu não, 20% là xuất huyết não. Cục máu đông là một góc của đột quỵ do tắc nghẽn mạch máu và cũng nằm trong nhóm nguyên nhân nhồi máu não.

Cục máu đông là "kẻ thù" đầu tiên của mạch máu não. Ngoài ra, nó còn là "kẻ thù" của một số cơ quan khác, đặc biệt nguy hiểm cho cơ quan thứ hai ngoài não là phổi. Có nghĩa là, nếu cục máu đông hình thành ở chi dưới (chân), và vì một nguyên nhân nào đó trôi lên phổi thì nó gây nhồi máu phổi, thậm chí có những trường hợp bệnh nhân bị thuyên tắc phổi cấp tính và tử vong trước khi cục máu đông trôi lên não.

Hình thành cục máu đông phần lớn liên quan đến bệnh lý tim mạch. Đó là những rối loạn nhịp tim, mà bệnh thông thường nhất chúng ta nghe chẩn đoán rất nhiều (và chiếm tỷ lệ cao) đó là rung nhĩ.

Có nghĩa là, nhịp tim đập có thể đếm được đối với người bình thường, đập đều 1, 2, 3, 4, 5... nghĩa là có thể dự đoán được nhịp đập tiếp theo. Nhưng đối với người bệnh rung nhĩ, tim đập kiểu khác: 1, 2, 3, 6, 7, 8, 9. Khi nhịp tim biến đổi như thế (đập không đều) thì chính những khoảng nghỉ trong tim sẽ hình thành cục máu đông. Tới khoảng tim đập lại sẽ tống cục máu đông lên não và gây đột quỵ do tắc nghẽn cục máu đông.

Mỡ máu cao - một trong các yếu tố hàng đầu tăng nguy cơ đột quỵ nhồi máu não.

Mỡ máu cao là “sát thủ thầm lặng” tồn tại trong lòng mạch đứng thứ 2. Khi lượng mỡ trong máu cao hơn mức bình thường, khiến dòng lưu thông máu chậm chạp, lờ đờ, lâu dần tạo thành các mảng xơ vữa trong lòng mạch. Các mảng xơ vữa rơi xuống dòng chảy lưu thông máu gây hẹp lòng mạch, đồng thời có nguy cơ hình thành các cục máu đông, ngăn cản dòng máu đi nuôi các tế bào não bộ.

Cũng theo chia sẻ của TS.BS Trần Chí Cường: Các yếu tố nguy cơ khiến lòng mạch “có rác” gồm tuổi tác, bệnh cao huyết áp, tim mạch, ô nhiễm môi trường, hút thuốc lá, uống rượu bia, béo phì, mỡ máu cao… Bác sĩ nhấn mạnh khói thuốc là một trong những nguyên nhân quan trọng làm ảnh hưởng đến hệ thống mạch máu não. Còn ở người trẻ, dị dạng mạch máu não là nguyên nhân chủ yếu gây đột quỵ.

Lối sống lành mạnh, lòng mạch sạch “rác” - giúp tránh xa đột quỵ

Để phòng ngừa đột quỵ và chúng ta thực sự quan tâm đến sức khỏe thì trước hết cần bỏ hút thuốc, tránh xa rượu bia. Bởi rượu bia ngoài việc gây ung thư gan, tổn thương não, mất trí nhớ, giảm năng suất lao động thì tổn hại đến tim mạch rất nhiều. Chúng ta chỉ cần sống lành mạnh thì đã góp phần giảm nguy cơ đột quỵ rồi.

Về giải pháp ngăn ngừa đột quỵ, TS.BS Trần Chí Cường chia sẻ: Tôi được chứng kiến chuyên gia người Nhật trình bày thí nghiệm kiểm chứng enzym nattokinase làm tan sợi máu đông, chống các mảng xơ vữa trong thành mạch. Từ đó, người ta mới so sánh, những người ăn món ăn này thường xuyên thì tỷ lệ đột quỵ ít hơn người không sử dụng. Ở Nhật Bản, đây là thành phần của món ăn đậu nành lên men, sau một thời gian dài, người ta thấy những người thường xuyên sử dụng có nguy cơ đột quỵ thấp.

Trên kinh nghiệm của bác sĩ, chúng tôi cũng đã phối hợp đa mô thức, nghĩa là điều trị chung sản phẩm chứa enzym nattokinase với thuốc huyết áp, tiểu đường, tim mạch, chống cục máu đông, kết quả là người bệnh dung nạp tốt. Nhiều người quay lại tái khám, ghi nhận hiệu quả tốt và hoàn toàn có thể phối hợp trong liệu trình xử lý, phục hồi chức năng sau đột quỵ để cải thiện tình trạng cũng như phòng ngừa đột quỵ.

Bên cạnh việc duy trì thể dục mỗi ngày, gia đình và người bệnh cần bổ sung thêm các thực phẩm “khắc tinh” của mỡ máu là chất xơ, gạo đỏ lên men (Red Rice)... Trong khi, “sát thủ” ngăn chặn cục máu đông từ trong trứng nước là đỗ tương lên men (natto), chứa enzym nattokinase làm tan sợi tơ huyết vón cục mạnh gấp 4 lần enzym plasmin nội sinh của cơ thể…

Tại Việt Nam, đã có thực phẩm bổ sung bộ đôi gạo đỏ lên men (Red Rice), nattokinase enzym tăng cường sức khỏe tim mạch, huyết áp, phòng ngừa đột quỵ được Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản cấp dấu chứng nhận JNKA phân phối chính ngạch tại các nhà thuốc lớn và uy tín toàn quốc.

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/cach-lam-sach-rac-trong-mach-mau-viec-lam-nho-giup-ngan-ngua-tu-vong-n184247.html