Cách làm hồng treo gió ngọt ngào cho mùa thu sang

Nhâm nhi quả hồng gió, thưởng thức tách trà mạn vào buổi sáng mùa thu se se lạnh quả thực tuyệt vời.

Mùa thu là thời điểm quả hồng chín rộ, bạn hãy thử làm hồng treo gió, nhâm nhi với trà vào những ngày mát mẻ nhé.

Những trái hồng gọt sạch vỏ, ngâm qua rượu khử chát, sau đó treo ra nắng, gió để se mặt, bên trong vẫn đượm mật ngọt.

Hồng là loại quả nổi tiếng với nhiều công dụng và lợi ích đối với sức khỏe. Trong quả hồng có chứa nhiều các loại vitamin giá trị như vitamin A, B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, E, C và các khoáng chất như canxi, kali, kẽm, sắt, natri, photpho, đồng ...

Trong qua hồng tươi có hàm lượng Iodine cao thường xuyên ăn sẽ có tác dụng đối với những người bị đau tuyến giáp.

Enzym xeton trong lá hồng giúp giảm huyết áp, có tác dụng đẩy nhanh sự lưu thông của động mạch cơ tim. Các chất trong cuống hồng có tác dụng làm ổn định và chống lại rối loạn tuần hoàn tim, trị bệnh nấc cụt, đái dầm, viêm dạ dày.

Khác với hồng sấy, treo hồng dưới nắng và gió sẽ giúp quả hồng ngon hơn, bên ngoài dai dai, giòn giòn, trong vẫn đượm mật ngọt.

 Hồng treo gió là đặc sản của mùa thu.

Hồng treo gió là đặc sản của mùa thu.

Hồng treo gió là loại quả khô có nguồn gốc từ Nhật Bản. Sau khi treo, hồng được nắng, gió làm héo lại, thành loại mứt ngọt ngào.

Nổi tiếng nhất là hồng treo gió Dojo Hachiya được người ta ví von là ngọt như mật ong. Còn tại Hàn Quốc vào mùa thu, hồng cũng đơm trái và được người nông dân Đại Hàn Dân Quốc phơi trên những chiếc rổ tre hoặc kệ kim loại.

Hương vị của hồng khô treo gió cũng đặc biệt hơn nên giá thành của nó không hề rẻ chút nào. Nhẹ nhàng nơi bán rẻ cũng vài trăm ngàn/2-3 quả, có nơi bán 1,1 triệu đồng/5 quả.

Bước 1: Bạn cần chuẩn bị hồng tươi tùy loại, dây dù mảnh để buộc, rượu trắng. Lưu ý nên chọn hồng đỏ, chát, vỏ mỏng dính và hồng vuông. Quả hồng chuyển sang màu cam đỏ nhưng còn cứng khi làm màu sẽ rất đẹp. Nếu lỡ mua hồng còn hơi xanh thì ủ thêm vài ngày cho có màu cam đỏ thêm, hồng xuống nhựa khi treo màu mới đẹp.

Bước 2: Rửa sạch hồng cho hết phấn, gọt vỏ để se nước. Bạn không gọt sâu quá ở phần gần cuống tránh sau bị lên men ở khu vực gần cuống hồng sẽ hỏng và bị chua. Bạn nhớ để lại phần cuống để buộc dây.

Bước 3: Ngâm hồng vào rượu trắng khoảng 5 phút để khử trùng. Sau đó vớt hồng ra để ráo và treo hồng lên dây.

Bước 4: Buộc hồng

(Ảnh Internet)

Chờ 2 ngày để khô hồng thì tiến hành buộc dây. Bạn buộc đan quả hồng vào trong dây (tức là đan chéo dây giữ quả hồng chứ không buộc vào cuống).

Bước 5: Treo các dây hồng lên khung/dây. Ban ngày mang ra ngoài trời phơi, có phủ màn để tránh bụi bẩn và ruồi nhặng. Tối mang vào nhà bật quạt nhẹ.

Không phơi hồng ở ngoài trời nắng gắt, bạn chỉ nên phơi hồng ở nơi thoáng gió để hồng chín vàng đỏ.

Bước 6: Sau 7 ngày phơi hồng thì nắn để hồng tiết mật và tránh ẩm. Cách 3-4 ngày một lần nắn bóp và phải thật nhẹ nhàng.

Nguyên Anh (Tổng hợp)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/cach-lam-hong-treo-gio-ngot-ngao-cho-mua-thu-sang-a486352.html