Cách hóa giải cho những nàng dâu bị mẹ chồng nguyền rủa là 'cau điếc'

Không thể sinh con đã là một bất hạnh đối với người phụ nữ. Nhưng, bị mẹ chồng thường xuyên xúc phạm là 'cau điếc' còn đau đớn hơn gấp trăm nghìn lần. Vẫn còn nhiều nàng dâu, họ vẫn cắn răng đựng để duy trì hạnh phúc của chính mình.

Cưới nhau đến nay đã 5 năm nhưng cái bụng Phương vẫn lép kẹp khiến cho nhà chồng chị đứng ngồi không yên vì anh là con trai một. Vợ chồng Phương đã đi chạy chữa khắp nơi nhưng kết quả vẫn là con số không tròn trĩnh.

Mẹ chồng Phương những ngày đầu cũng rất quan tâm con dâu, thậm chí còn cùng Phương đi khám bệnh, bốc thuốc, bồi bổ đầy đủ mọi thứ. Nhưng có lẽ, sự kiên trì của bà cũng có giới hạn. Một năm, hai năm, cho đến năm thứ 3 thì bà không còn được như trước nữa. Bà bắt đầu nói bóng gió “nếu không sinh được con thì để tôi cưới vợ cho con trai tôi”. Mỗi khi có trẻ con đến nhà chơi, bà ôm lấy chúng mà bảo “con cháu người ta đầy nhà, còn nhà mình có quả “cau điếc”. Phương nghe chỉ biết im lặng cho qua chuyện, vì Phương biết, ông bà nào cũng mong có cháu để vui cửa vui nhà và nối dõi tông đường.

Nhưng con giun xéo mãi cũng quằn khi mẹ chồng Phương đi sang nhà hàng xóm nói xấu con dâu. Bà bịa ra những chuyện mà chính Phương cũng không thể ngờ được. Cứ mỗi lần Phương điện thoại nói chuyện với chồng là bà rình bên ngoài cửa để nghe trộm, sợ Phương đong đưa với ai. Bà cho rằng, đến giờ bà không có cháu là do con dâu, lỗi tại Phương và vì Phương hết.

Ảnh minh họa: Internet

Nhiều lần Phương đã định nói ra sự thật rằng lỗi không phải do cô, chính con trai bà mới không thể sinh con. Lần cuối cùng này đi khám tại bệnh viện Nam học Hiếm muộn anh còn có 1% tinh trùng, không những thế tỷ lệ dị dạng khá cao. Thế nhưng, cô không thể nói ra vì muốn giữ sĩ diện cho chồng, cô không muốn chồng mình bị mang tiếng người chồng bất lực trong chuyện ấy. Nhưng cô cũng không thể sống mãi với bà mẹ chồng chuyên đổ tiếng oan cho con dâu như vậy được. Có lẽ, mâu thuẫn mẹ chồng – nàng dâu là câu chuyện có từ bao đời nay, từ những việc nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống cho đến chuyện con cái, tiền bạc mà không phải nàng dâu nào cũng có thể khéo léo hóa giải được.

Theo TS. tâm lý Nguyễn Thị Minh (Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia TP.Hồ Chí Minh) khi mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu đẩy lên đến đỉnh điểm thì tổ ấm gia đình khó có thể giữ được trọn vẹn. Chính vì thế, người chồng chính là cầu nối để gắn kết mối quan hệ đang rạn nứt này. Việc con dâu mãi không có bầu, sinh cháu để nối dõi tông đường khiến bố mẹ chồng lo lắng là việc đương nhiên. Bởi, bất kỳ ông bố bà mẹ nào cũng mong muốn có con cháu đầy đủ.

Hơn nữa, nỗi buồn hiếm con thường khiến không chỉ vợ chồng mà gia đình hai bên sẽ cảm thấy thất vọng, chán nản. Bà nội vì quá mong ngóng cháu mà trút hết mọi thứ lên người con dâu sẽ khiến cô con dâu cảm thấy áp lực, như một gánh nặng. Khi tâm lý không được thỏa mái thì việc sinh nở lại càng cực kỳ khó khăn.

TS. tâm lý Nguyễn Thị Minh (Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia TP.Hồ Chí Minh).

Một cuộc hôn nhân muốn bền lâu ngoài tình yêu dành cho nhau còn phải hội tụ nhiều yếu tố khác. Chính vì thế, các cặp vợ chồng thay vì im lặng, hãy mở lòng chia sẻ với bạn đời để tìm cách tháo gỡ vấn đề. Người phụ nữ nên chia sẻ với chồng những khó khăn đang gặp phải trong cuộc sống, nhằm tạo sự sự thấu hiểu và giúp đỡ nhau. Vai trò của người chồng hết sức quan trọng, bởi anh là cầu nối và là sợi dây liên kết giữa bố mẹ chồng và con dâu.

Nếu như chồng ngại chia sẻ, thì vợ lúc này có thể tìm thời điểm thích hợp chia sẻ câu chuyện một cách tế nhị, nhằm tìm sự đồng cảm và thấu hiểu từ mẹ chồng. Thậm chí, đưa những kết quả xét nghiệm, kiểm tra mà hai vợ chồng đã tiến hành trước đó. Chắc hẳn chẳng có bà mẹ chồng nào thanh thản khi cuộc hôn nhân của con mình lại “đường ai nấy đi".

Sau khi giải tỏa được những áp lực tâm lý thì cả gia đình sẽ cùng bàn bạc thống nhất xem nên chọn phương pháp nào tốt nhất cho việc sinh nở trong thời gian tới. Cả gia đình nên cùng tạo cho nhau yếu tố niềm tin

Nguồn: Tuệ Anh/Phụ nữ sức khỏe

Nguồn Khỏe Plus: https://khoeplus24h.vn/yeu-tam/cach-hoa-giai-cho-nhung-nang-dau-bi-me-chong-nguyen-rua-la-cau-diec-d396904.html