Cách chăm sóc trẻ bị viêm hô hấp ngay tại nhà

Viêm họng, viêm amiđan, viêm phế quản, viêm phổi là những bệnh lý của đường hô hấp thường gặp ở bé dưới 5 tuổi. Biết cách chăm sóc và theo dõi khi bé bệnh sẽ giúp cha mẹ tự tin hơn và che chở được nhiều hơn cho thiên thần nhỏ bé của mình.

Trẻ nhỏ sức đề kháng còn non yếu nên hay gặp các vấn đề về hô hấp

Trẻ nhỏ sức đề kháng còn non yếu nên hay gặp các vấn đề về hô hấp

Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ

Viêm hô hấp là bệnh do vi trùng hoặc siêu vi trùng gây ra. Biểu hiện của bệnh thường là sốt, sổ mũi, ho, nhợn ói, ói, đau họng, khó thở… Bệnh nhi có thể chỉ có 1 trong các triệu chứng trên, hoặc có cùng một lúc nhiều triệu chứng. Nếu bệnh do siêu vi gây ra thì chỉ điều trị triệu chứng, trong vòng 3 – 5 ngày bệnh sẽ tự khỏi. Khi tác nhân gây bệnh là vi trùng, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh để điều trị cho bé, lúc này thời gian sử dụng kháng sinh có thể từ 5 – 14 ngày, tùy theo tình trạng bệnh, việc này cần được tuân thủ để tránh tình trạng lờn thuốc nhanh chóng và bệnh tái phát lại ngay.

Mách mẹ vài bước cách chăm sóc trẻ bị viêm đường hô hấp

Trẻ nhỏ sức đề kháng còn non yếu cộng với sự thay đổi thất thường của thời tiết nên rất hay gặp các vấn đề về hô hấp. Để hạn chế viêm hô hấp tái đi tái lại nhiều lần thì việc chăm sóc trẻ trong và sau thời gian bệnh rất quan trọng. Sau đây là cách chăm sóc trẻ bố mẹ có thể tham khảo nhé!

Bé sốt: thuốc hạ sốt trên thị trường rất đa dạng, nhưng nhìn chung dược chất chính đều là paracetamol, chỉ nên sử dụng khi bé sốt từ 38°C trở lên, nếu sốt dưới nhiệt độ này chỉ cần cho bé mặc quần áo thoáng và uống nhiều nước, liều dùng của paracetamol từ 10 – 15mg/1kg cân nặng của bé (ví dụ: bé nặng 10kg có thể uống 1 lần từ 100 – 150mg paracetamol khi bị sốt). Nếu dùng thuốc hạ sốt rồi mà bé vẫn sốt cao, nên cho bé tắm nước ấm (làm ướt cả đầu) để hạ nhiệt nhanh, tránh tình trạng co giật do sốt cao.

Nên theo dõi thân nhiệt trẻ thường xuyên để tránh trường hợp bị co giật khi sốt cao

Bé sổ mũi: nên lau mũi cho bé bằng khăn mềm, khô (tốt nhất là dùng khăn giấy mềm), vì như vậy bé sẽ mau hết sổ mũi, lại không bị đau mũi, đỏ mũi do lau mũi quá nhiều. Giữ ấm cơ thể cũng là một cách giúp bé mau hết sổ mũi, tuy nhiên vì là mùa hè, thời tiết nóng bức, nên không cần phải cho bé mặc quần áo quá dày, sẽ gây cảm giác khó chịu, chỉ cần tránh cho bé nằm ngay luồng quạt máy, luồng gió máy lạnh đang phà ra. Nhiệt độ phòng có thể chấp nhận được là trên hoặc bằng 25°C.

Bé nghẹt mũi: sử dụng dung dịch nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) nhỏ mũi để làm loãng mũi cho bé, sau đó hút sạch và ngoáy khô mũi bằng tăm bông khô, sạch.

Bé ho: ho trong viêm đường hô hấp có thể do tình trạng tăng tiết đàm nhớt, tăng xuất tiết, hoặc do co thắt các cơ đường hô hấp. Vì vậy, tùy theo cơ chế gây ho mà bác sĩ quyết định sử dụng thuốc giảm ho loại nào cho bé. Tuy nhiên, dù ho do bất kỳ cơ chế nào thì việc uống nhiều nước và vỗ lưng thường xuyên cho bé cũng là quan trọng, điều này giúp loãng đàm, long đàm, giảm ho cho bé.

Bé ói: ói có thể do đặc đàm, cũng có thể do bệnh trở nặng. Vì vậy, nếu đang điều trị bệnh mà thấy bé ói nhiều, nên cho bé tái khám để xem là do đàm quá đặc gây ói hay do bệnh đang tiến triển nặng hơn.

Bé biếng ăn: biếng ăn khi bệnh viêm đường hô hấp có thể do nhiều nguyên nhân: ở giai đoạn ủ bệnh, bé có thể đã có tình trạng mệt mỏi biếng ăn. Khi bị bệnh, biếng ăn xảy ra do bé bị đau họng, nghẹt mũi, do sử dụng kháng sinh dài ngày làm rối loạn hệ khuẩn ruột.

Dinh dưỡng cho trẻ bị viêm đường hô hấp

Trước khi cho bé ăn mẹ cần hút sạch mũi cho bé, sau đó ngoáy khô mũi bằng tăm bông, động tác này giúp mũi thông thoáng, khi ăn bé sẽ ít bị ói.

Thức ăn cho bé phải mềm, lỏng hơn ngày thường.

Chuẩn bị thức ăn cho bé: trong lúc bệnh, đa số bé sẽ có cảm giác biếng ăn và khó tiêu hóa hơn so với lúc bình thường, vì vậy, thức ăn cho bé phải được nấu mềm hơn và lỏng hơn một ít so với ngày thường, nhưng vẫn phải bảo đảm đủ 4 nhóm thực phẩm (bột, béo, đạm, rau).

Chuẩn bị khăn khô mềm để lau cho bé trong khi ăn, không dùng khăn ướt, vì khăn ướt khi chạm vào đầu mũi nhiều lần sẽ gây lạnh và kích thích chảy mũi liên tục.

Thực phẩm cần ăn kiêng: các món ăn, thức uống lạnh; những thực phẩm khi ăn vào bé bị nổi mề đay (bé dị ứng với thực phẩm này).

Cho bé ăn thức ăn ấm tốt hơn thức ăn lạnh (ăn lạnh có thể sẽ làm tình trạng viêm họng tiến triển nhiều hơn).

Nếu bé biếng ăn, nên cho bé ăn lượng thức ăn ít hơn ngày thường, như vậy để bé không bị đói và không bị sụt cân thì phải cho bé ăn thường xuyên hơn (số bữa nhiều hơn) và tận dụng những món bé thích để giúp bé ăn được nhiều.

Bên cạnh đó để hỗ trợ bé giảm nhanh các triệu chứng bệnh và phục hồi nhanh sau ốm, thì NutriBaby plus là giải pháp được PGS. TS. BS Lê Bạch Mai khuyên dùng và được hàng trăm mẹ thông thái lựa chọn cho trẻ viêm đường hô hấp.

Cốm NutriBaby plus giúp trẻ giảm nhanh các triệu chứng viêm đường hô hấp

Trong lúc bệnh, bé rất dễ bị nhợn ói và có cảm giác ăn không ngon, vì vậy, cần đút cho bé chậm hơn so với lúc bình thường. Khi bé không chịu ăn nữa thì ngưng và bổ sung ngay sau bữa ăn những món ăn mà bé thích (sữa chua, các loại bánh, phô mai…).

Bé ói: đây là nỗi lo của các bậc cha mẹ khi trẻ bệnh. Nếu bé chỉ ói 1 – 2 lần mỗi ngày và vẫn vui vẻ, chơi tốt, thì chỉ cần cho bé ăn hoặc uống lại sữa ngay sau khi ói để bé không bị đói và sụt cân.

Lưu ý: khi bé có những triệu chứng sau là lúc bé phải đến khám tại bệnh viện: thở nhanh, sốt cao liên tục từ 3 – 5 ngày, ói nhiều làm bé không thể ăn hoặc uống được gì, có thể bác sĩ sẽ cho bé nhập viện.

Đối với ai làm mẹ lần đầu chắc từng lo lắng, bỡ ngỡ, hốt hoảng khi trẻ bị viêm đường hô hấp. Hi vọng với những thông tin hữu ích bài viết chia sẻ các mẹ có thêm kinh nghiệm chăm con, tạo bước đệm vững chắc cho sự phát triển về sau của trẻ.

Để được tư vấn về cách chăm sóc trẻ biếng ăn, chậm tăng cân, sức đề kháng kém, bố mẹ có thể liên hệ hotline 18001006 (miễn cước).

Bố mẹ có thể tham khảo điểm bán tại đây:

Fanpage:

P.Q

Nguồn ĐS&PL: http://doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe-lam-dep/cach-cham-soc-tre-bi-viem-ho-hap-ngay-tai-nha-a239078.html