Các vụ kiện thương mại có rơi vào bế tắc trong năm 2019?

Cơ quan giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (DSB) sẽ sớm đi vào bế tắc với việc Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố chính thức rằng Mỹ sẽ ngăn chặn việc tái bổ nhiệm Shree Baboo Chekitan Servansing, một thành viên phúc thẩm người Mauritius, đã hết nhiệm kỳ từ ngày 30/9/2018.

Hiện tại, tòa án thương mại thế giới bị mắc kẹt chỉ với ba thẩm phán, trong khi ban đầu có bảy thẩm phán được bổ nhiệm vào Cơ quan giải quyết tranh chấp với nhiệm kỳ bốn năm. Mặc dù không có giới hạn nào đối với việc tái bổ nhiệm thành viên, do các điều khoản được thiết lập dẫn đến thời gian bổ nhiệm khác nhau, việc một quốc gia thành viên WTO không cho bổ nhiệm và tái bổ nhiệm có thể dẫn đến sự sụp đổ dần dần của cơ quan thương mại đa phương.

Trong khi bất kỳ vụ kiện thương mại nào được xét xử cũng cần hội đồng bao gồm ba thẩm phán, do đó việc có một cơ quan phúc thẩm gồm bảy thẩm phán sẽ khiến cho các phán quyết pháp lý có giá trị hiệu lực đầy đủ hơn. Hơn nữa, do tính chất của các vụ kiện thương mại được đệ trình lên một hội đồng kháng cáo do Cơ quan phúc thẩm thụ lý, điều quan trọng các thành viên của hội đồng là các chuyên gia trong thương mại quốc tế và sẽ tạo ra tác động song phương và khu vực khi họ nhượng bộ. Đây cũng là thỏa thuận quốc tế duy nhất có thẩm quyền cho phép một quốc gia áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với quốc gia thua kiện, trừ khi các bên quyết định hòa giải, điều đó có nghĩa là không có kịch bản thắng hoặc thua.

Hiện tại, ba thành viên của Cơ quan phúc thẩm là Ujal Singh Bhatia đến từ Ấn Độ, người được tái bổ nhiệm vào tháng 12 năm 2015 cho đến tháng 12 năm 2019, Thomas R Graham từ Mỹ, người cũng được tái bổ nhiệm và có nhiệm kỳ kết thúc cùng ngày với Bhatia và Hong Zhao từ Trung Quốc, có nhiệm kỳ kết thúc vào tháng 11 năm 2020. Nếu không có bổ nhiệm mới nào vào cuối năm nay, các nhiệm kỳ của Bhatia và Graham sẽ kết thúc, vì không có điều khoản nào cho việc tái bổ nhiệm lần thứ ba. Chỉ còn lại thành viên duy nhất đến từ Trung Quốc nhưng theo quy định tại Điều 17.2 của hiệp định về giải quyết tranh chấp trong WTO thì cơ quan phúc thẩm sẽ bị vô hiệu hóa. Đây là mục đích của Mỹ để làm tê liệt dần hệ thống thương mại đa phương, như tuyên bố của Đại sứ Mỹ tại WTO, rằng hệ thống này ưu tiên cho các nước đang phát triển và kém phát triển, thông qua cái gọi là đối xử đặc biệt và khác biệt, theo đó hỗ trợ công nghiệp hóa và phát triển, có nghĩa là các nước này được miễn các nghĩa vụ tự do hóa theo các quy định đã thống nhất trong WTO.

Các quốc gia phát triển muốn có một cách tiếp cận hạn chế hơn đối với các quy tắc và lợi ích đặc biệt mà các quốc gia khác hiện đang sở hữu. Khi căng thẳng thương mại giữa những nước lớn trong nền kinh tế toàn cầu leo thang, điều quan trọng hơn là phải có một hệ thống giải quyết tranh chấp mạnh mẽ sử dụng luật pháp và ngoại giao đối với những lo ngại xung đột và làm giảm cơ hội Mỹ sử dụng quyền phủ quyết của mình nhằm làm tê liệt các nỗ lực quốc tế khi ngăn chặn chủ nghĩa bảo hộ thương mại. Sự khó chịu của chính quyền Trump đối với DSB là không có cơ sở, vì hầu hết các vụ tranh chấp Mỹ đều thắng khi họ nộp đơn. Trong nhiệm kỳ của chính quyền Obama, tất cả 26 vụ kiện thương mại đã giành chiến thắng, tỷ lệ thắng 100%.

Trường hợp như Ấn Độ là một thành viên liên quan đến khá nhiều vụ kiện thương mại, Ấn Độ hiện có 24 vụ khiếu nại, 25 vụ bị khiếu nại và có liên quan với tư cách là bên thứ ba trong hơn 150 vụ kiện. Những vụ kiện này bao gồm thương mại, dịch vụ và mọi ngành công nghiệp có thể ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia và giá trị kinh tế. Ấn Độ có 11 vụ kiện chống lại Mỹ và Mỹ có 7 vụ kiện chống lại Ấn Độ, tiếp theo là 7 vụ kiện chống lại Liên minh châu Âu (EU) và 10 vụ kiện do EU đưa ra chống lại Ấn Độ. Khi WTO hướng tới tách quy tắc đa phương dựa trên sự đồng thuận, quá trình được đề cập trong tài liệu về cải cách mới như với Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, có khả năng sẽ được bàn tới tại Hội nghị bộ trưởng thứ 12 của WTO được tổ chức tại Astana, Kazakhstan vào tháng 6 năm 2020, dự kiến sẽ đánh dấu sự kết thúc của Vòng đàm phán Doha, vốn đã được coi là cuộc đàm phán 'thất bại'. Hồi tháng 3 năm 2018, khi diễn ra cuộc họp cấp bộ trưởng tại Delhi, 65 quốc gia, bao gồm cả Ấn Độ, EU và Trung Quốc đã yêu cầu WTO bắt đầu quá trình bổ nhiệm thẩm phán mới trong cơ quan phúc thẩm.

Trước nguy cơ tê liệt cơ quan phúc thẩm WTO, các nước như Ấn Độ làm thế nào có thể bảo đảm lợi ích thương mại của mình và vẫn ủng hộ mạnh mẽ hệ thống thương mại đa phương bất chấp những khó khăn. Mặc dù ngoại giao thương mại luôn là chủ đạo và là động lực chính của chính sách đối ngoại của Ấn Độ, các đòn bẩy như đầu tư, thương mại dịch vụ, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp quy mô nhỏ và đổi mới sở hữu trí tuệ và các quyền cần được bảo vệ. Các nước như Ấn Độ nên xây dựng năng lực pháp lý của mình về luật WTO và nói chung là luật quốc tế để có thể tham gia, chống lại và định hình trật tự pháp lý xuyên quốc gia trong thương mại. Điều cấp thiết trong năm 2019 là phải giải quyết các vấn đề tại WTO do cuộc khủng hoảng trong cơ quan phúc thẩm và sự phân chia ngày càng sâu sắc giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển kể từ Vòng đàm phán Urugoay.

V.D

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/cac-vu-kien-thuong-mai-co-roi-vao-be-tac-trong-nam-2019-114817.html