Các trường đại học lớn công bố mức thu học phí năm học 2020-2021, có trường lên đến 116 triệu đồng/năm

Một số trường đã công bố mức học phí cho năm học mới, thí sinh nên tham khảo để lựa chọn chương trình học phù hợp.

1. Đại học Kinh tế quốc dân: 14-19 triệu đồng/năm

Nhà trường đã công bố học phí dự kiến đối với sinh viên hệ chính quy chương trình đại trà năm học 2020-2021. Mức học phí được tính theo ngành/chương trình học dao động từ 14-19 triệu đồng/năm.

Lộ trình tăng học phí không quá 10% hàng năm và không quá trần theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ.

Mức học phí được tính theo ngành/chương trình học, cụ thể như sau:

Đơn vị tính: đồng

Các chương trình đào tạo tiên tiến, chất lượng cao; đào tạo/học bằng tiếng Anh (các ngành EBBA, EPMP, BBAE, POHE, Actuary…) được áp dụng mức thu học phí như sau:

Đơn vị tính: đồng

Tổng quỹ học bổng (dự kiến) năm 2020 của trường là khoảng 20 tỷ đồng, trong đó học bổng khuyến khích học tập khoảng 16 tỷ đồng và học bổng của các doanh nghiệp, tổ chức tài trợ là 4 tỷ đồng.

Điểm mới tuyển sinh của trường Đại học Kinh tế quốc dân là từ năm 2020, Trường tổ chức đào tạo theo ngành và chương trình đào tạo đặc thù mà không phân chuyên ngành như các năm trước đây.

Thí sinh trúng tuyển vào ngành/chương trình đào tạo nào sẽ được xếp lớp ngay theo ngành/chương trình đào tạo đó, tùy theo quy mô có thể phân theo nhiều lớp sinh viên trong cùng 1 ngành/chương trình.

Riêng đối với ngành Kinh tế và Các chương trình định hướng ứng dụng (POHE), Trường tổ chức xếp lớp theo các chuyên sâu (chuyên ngành trước đây) với chỉ tiêu cụ thể như sau:

Quy mô tối thiểu để mở 1 lớp là 30 sinh viên.

Ngay sau khi trúng tuyển và hoàn thành thủ tục nhập học vào trường, tất cả sinh viên đều được quyền đăng ký dự tuyển vào các chương trình tiên tiến, chương trình chất lượng cao, cụ thể là:

Chương trình Tiên tiến học bằng tiếng Anh có 3 chương trình (300 chỉ tiêu) gồm: Tài chính, Kế toán, Kinh doanh quốc tế.

Chương trình Chất lượng cao có 10 chương trình (900 chỉ tiêu) gồm: Ngân hàng, Kinh tế đầu tư, Kiểm toán, Quản trị doanh nghiệp, Quản trị kinh doanh quốc tế, Quản trị marketing, Quản trị nhân lực, Kinh tế quốc tế, Kinh tế phát triển và Tài chính doanh nghiệp.

2. Đại học Quốc tế - ĐH Quốc gia TP. HCM: Từ 48 triệu đồng/năm

- Chương trình do trường ĐH Quốc tế cấp bằng: khoảng 48 triệu đồng/năm.

- Chương trình liên kết (chương trình du học tại các trường đối tác)

Giai đoạn 1: khoảng 56 triệu đồng/năm

Giai đoạn 2: theo chính sách học phí của trường đối tác

- Chương trình 4 0 (chương trình liên kết học tại trường Đại học Quốc tế, nhận bằng của trường ĐH West of England)

Giai đoạn 1: khoảng 63-67 triệu đồng/năm

Giai đoạn 2: khoảng 116 triệu đồng/năm

Nhà trường có mức học phí từ 48 triệu đồng/năm.

Nhà trường có mức học phí từ 48 triệu đồng/năm.

3. Đại học Tài chính - Marketing: Từ 18,5 triệu đồng/năm

Học phí năm 2020 trường Đại học Tài chính - Marketing

- Học phí Chương trình đại trà: 18,5 triệu đồng/năm.

- Học phí Chương trình chất lượng cao: 36,3 triệu đồng/năm.

- Học phí Chương trình đặc thù:

Các ngành Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành: 22 triệu đồng/năm.

Ngành Hệ thống thông tin quản lý: 19,5 triệu đồng/năm.

- Học phí Chương trình quốc tế: 55 triệu đồng/năm.

Học phí nêu trên được tính bình quân theo từng năm học. Học phí đóng thực tế được tính dựa trên số tín chỉ của các học phần do sinh viên đăng ký học theo từng học kỳ, năm học.

4. Đại học Ngoại thương TP. HCM: Từ 18.5 triệu đồng/sinh viên/năm

Học phí dự kiến năm học 2020-2021 Đại học Ngoại thương TP.HCM như sau:

- Đối với chương trình đại trà: 18.5 triệu đồng/sinh viên/năm. Dự kiến học phí được điều chỉnh hàng năm không quá 10%/năm.

- Học phí chương trình Chất lượng cao, chương trình Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến của Nhật Bản, chương trình Kế toán - Kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA, chương trình Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế dự kiến là 40 triệu đồng/năm.

- Học phí chương trình tiên tiến dự kiến là 60 triệu đồng/năm. Dự kiến học phí của các chương trình này được điều chỉnh hàng năm không quá 10%/năm.

5. Đại học Kinh tế- Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM): 9,8 triệu đồng/năm học

Học phí năm học 2020-2021

- Chương trình đại trà: trung bình 9,8 triệu đồng/năm học (khoảng 303.000 đồng/tín chỉ)

- Chương trình chất lượng cao: trung bình 27,8 triệu đồng/năm học

- Chương trình chất lượng cao tăng cường tiếng Pháp: trung bình 27,8 triệu đồng/năm học

- Chương trình chất lượng cao bằng tiếng Anh: trung bình 46,3 triệu đồng/năm học

- Chương trình liên kết quốc tế:

Cử nhân Đại học Glocestershire, Anh: 275 triệu đồng/3,5 năm tại Việt Nam

Cử nhân Đại học Birmingham City, Anh: 268 triệu đồng/3,5 năm tại Việt Nam

6. Đại học Ngoại Ngữ- ĐH Quốc gia Hà Nội: 255 nghìn đồng/1 tín

Học phí dự kiến với sinh viên chính quy:

- Hiện nhà trường đang thu học phí là 255 nghìn đồng/1 tín chỉ đối với SV các ngành Ngôn ngữ nước ngoài.

- Chương trình đào tạo chất lượng cao (CTĐT CLC) theo đề án của trường Đại học Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội: các ngành Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Pháp, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Đức, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn Quốc, kinh phí đào tạo: 35 triệu đồng/sinh viên/năm (không thay đổi trong toàn khóa học).

- Chương trình liên kết quốc tế ngành Kinh tế - Tài chính (bằng do trường Southern New Hampshire - Hoa kỳ cấp) kinh phí đào tạo: 56.000.000 đồng/sinh viên/năm.

- Tổng số tín chỉ ngành Sư phạm Ngoại ngữ là 130 tín chỉ, ngành Ngôn ngữ nước ngoài là 128 tín chỉ, các Chương trình đào tạo chất lượng cao là 152 tín chỉ.

- Lộ trình tăng đối với các ngành Ngôn ngữ nước ngoài: 280 nghìn đồng/1 tín chỉ.

Nhà trường vừa công bố học phí.

7. Đại học Công nghệ- ĐH Quốc gia Hà Nội: 1,17 triệu đồng/tháng

Học phí dự kiến với sinh viên chính quy; lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm.

- Đối với chương trình đào tạo chất lượng cao: 35 triệu đồng/năm và ổn định trong toàn khóa học.

- Đối với các chương trình đào tạo khác:

8. Đại học Kinh tế- ĐH Quốc gia Hà Nội: 35 triệu đồng/năm

Học phí dự kiến của trường với sinh viên chính quy; lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm.

- Sinh viên đại học chính quy (chương trình đào tạo chất lượng cao theo Thông tư 23/2014-TT-BGDĐT):

Mức học phí dự kiến áp dụng cho khóa tuyển sinh năm 2020: 3.5 triệu đồng/tháng, tương ứng 35 triệu đồng/năm.

- Sinh viên liên kết quốc tế ngành Quản trị kinh doanh liên kết với Đại học Troy, Hoa Kỳ và do Đại học Troy cấp bằng (không áp dụng chính sách miễn giảm học phí ):

Mức học phí: 11.979 USD/khóa (tương đương với 280 triệu đồng/khóa, áp dụng năm tuyển sinh 2020).

9. Học viện Báo chí và Tuyên truyền: 276.000 đồng/tín chỉ

Học phí dự kiến đối với sinh viên chính quy của trường quy định như sau:
Các ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị (Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng Việt Nam) được miễn phí.

- Hệ đại trà: 276.000 đồng/tín chỉ (chương trình toàn khóa 142 tín chỉ).

- Hệ chất lượng cao: 771.200 đồng/tín chỉ (tạm tính - chưa bao gồm 12 tín chỉ Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng - An ninh).

Lộ trình tăng học phí cho từng năm là tối đa 10%.

Mức học phí của trường thay đổi tùy từng ngành đào tạo.

10. Học viện Ngân hàng: 9,8 triệu đồng/năm

Học phí các hệ, ngành đào tạo của trường cụ thể như sau:

Hệ Đại học chính quy: khoảng 9,8 triệu đồng/năm

Cử nhân quốc tế CityU, Hoa Kỳ:

- Đối với sinh viên học tập 3 năm tại Học viện Ngân hàng và năm cuối học tại ĐH CityU (mã ngành: NHH 7340101_IU) học phí 40 triệu đồng/năm cho 3 năm đầu học tại Việt Nam, học phí năm cuối theo quy định của trường ĐH CityU, Seattle (Hoa Kỳ) khoảng 580 triệu đồng (sinh viên tốt nghiệp được cấp 2 bằng của Đại học CityU và Học viện Ngân hàng)

- Đối với sinh viên học tập 04 năm tại Học viện Ngân hàng (mã ngành: NHH 7340101_IV) học phí 40 triệu đồng/năm (sinh viên tốt nghiệp được cấp 1 bằng của Học viện Ngân hàng)

Cử nhân quốc tế Sunderland, Vương quốc Anh:

- Đối với sinh viên học 3 năm tại Học viện Ngân hàng 1 năm tại nước ngoài: khoảng 58 triệu đồng/năm cho 3 năm tại Học viện Ngân hàng, học phí năm cuối theo quy định của trường Đại học Sunderland (Anh) khoảng 330 triệu đồng.
- Đối với sinh viên học 4 năm tại Học viện Ngân hàng: 315 triệu đồng cho 4 năm tại Học viện Ngân hàng.

Cử nhân chương trình Việt- Nhật: học phí khoảng 108 triệu/4 năm học tại Học viện Ngân hàng. Sinh viên tốt nghiệp khi đủ chứng chỉ chuẩn Nhật Bản sẽ được Học viện O'Hara hỗ trợ chuyển tiếp học bậc cao hơn hoặc làm việc tại Nhật Bản.

Chương trình Chất lượng cao: học phí khoảng 120 triệu cho 4 năm học tại Học viện Ngân hàng.

11. Đại học Bách khoa Hà Nội: 20 đến 24 triệu đồng/năm học

Học phí dự kiến với sinh viên chính quy; lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm (nếu có).

Mức học phí đối với sinh viên đại học chính quy của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội được xác định theo từng khóa, ngành/chương trình đào tạo căn cứ chi phí đào tạo, tuân thủ quy định của Nhà nước.

Đối với khóa nhập học năm 2020 (K65), học phí của năm học 2020-2021 như sau:

- Các chương trình chuẩn: 20 đến 24 triệu đồng/năm học (tùy theo từng ngành)

- Các chương trình ELITECH: 30 đến 36 triệu đồng/năm học, riêng các chương trình Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo (IT-E10, IT-E10x), Công nghệ thông tin Việt–Pháp (IT-EP, IT-Epx)và Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (EM-E14, EM-E14x) có học phí 50 triệu đồng/năm học.

- Chương trình song bằng Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế (FL2): 42-45 triệu đồng/năm học (đã bao gồm phí ghi danh).

- Các chương trình đào tạo quốc tế: 25 đến 30 triệu đồng/học kỳ (riêng chương trình TROY-BA và TROY-IT một năm học có 3 học kỳ).

Mức học phí có thể được điều chỉnh cho các năm học sau nhưng không tăng quá 8% mỗi năm.

Học phí của trường từ 20 đến 24 triệu đồng/năm học.

12. Đại học Mở Hà Nội: 13,685 triệu đồng/năm

Mức thu học phí của nhà trường đối với sinh viên năm học 2020-2021 như sau:

- Ngành Kế toán, Quản trị kinh doanh, Thương mại điện tử, Tài chính- Ngân hàng, Luật: 13,685 triệu đồng/năm.

- Ngành công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuât Điện tử- Viễn thông, Công nghệ kỹ thuật điều khiến và tự động hóa, Công nghệ sinh học...: 14,350 triệu đồng/năm.

13. Đại học Mở TP.HCM: 17 triệu đồng/ năm

Nhà trường có mức học phí thay đổi tùy từng ngành, mức học phí dự kiến từ 17 triệu đồng/năm. Cụ thể như sau:

14. Đại học Tài chính-Kế toán: 980.000 đồng/tháng

Học phí và lộ trình tăng học phí của trường như sau:

- Năm học 2020-2021: Học phí 980.000 đồng/tháng (278.000 đồng/tín chỉ)

- Các năm học tiếp theo trường thu học phí theo quy định của Chính phủ đối với các trường đại học công lập.

Thông tin ngành, chuyên ngành tuyển, chỉ tiêu sinh đại học năm 2020:

15. Đại học Y tế Công cộng: từ 9.8 triệu đồng/năm

Học phí dự kiến với sinh viên chính quy; lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm của trường cụ thể như sau:

Y tế công cộng: 13 triệu đồng/năm (400.000 đồng/tín chỉ)

Dinh dưỡng: 14.3 triệu đồng/năm (406.000 đồng/tín chỉ)

Công tác xã hội: 9.8 triệu đồng/năm (285.000 đồng/tín chỉ)

Kỹ thuật Xét nghiệm Y học: 14.3 triệu đồng/năm (406.000 đồng/tín chỉ)

Kỹ thuật phục hồi chức năng: 14.3 triệu đồng/năm (406.000 đồng/tín chỉ)

Công nghệ kỹ thuật môi trường: 11.7 triệu đồng/năm (322.000 đồng/tín chỉ)

Mức học phí của các năm học tiếp theo sẽ thay đổi theo quy định của Nhà nước.

Nhung Lê

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/cac-truong-dai-hoc-lon-cong-bo-muc-thu-hoc-phi-nam-hoc-2020-2021-co-truong-len-den-116-trieu-dong-nam-2220203100133789.htm