Các tòa nhà tại Việt Nam có tránh được khỏi ô nhiễm không khí?

Ô nhiễm không khí không chỉ là vấn đề riêng của các đô thị lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, mà sẽ có tác động đến toàn bộ Việt Nam.

Trong thời gian gần đây, Bụi mịn hoặc PM2.5 - vật chất dạng hạt có kích thước 2.5-micron hoặc nhỏ hơn - đã trở thành "từ khóa" phổ biến trên các phương tiện thông tin khi TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội liên tục xuất hiện những lớp không khí giống như sương mù trong vài tháng qua. PM2.5 được báo cáo có thể gây tử vong và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe nếu tiếp xúc trong một thời gian dài.

 Ô nhiễm không khí không chỉ là vấn đề riêng của các đô thị lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, mà sẽ có tác động đến toàn bộ Việt Nam

Ô nhiễm không khí không chỉ là vấn đề riêng của các đô thị lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, mà sẽ có tác động đến toàn bộ Việt Nam

Hiện nay, việc thay đổi môi trường bên ngoài còn nhiều thử thách, tuy nhiên chúng ta có thể phần nào kiểm soát được phần không khí bên trong các tòa nhà, nơi mọi người dành phần lớn thời gian cho công việc và cuộc sống.

Theo các chuyên gia, tình hình không khí ô nhiễm đã thúc đẩy các nhà đầu tư bất động sản xem xét việc đầu tư thêm thiết bị lọc không khí cho các dự án của minh. Tùy thuộc vào kích thước của không gian, các phương án khác nhau có thể được sử dụng.

Bà Phạm Minh Trúc - Giám đốc bộ phận Phát triển và Quản lý dự án của JLL Việt Nam - cho biết, có hai phương án phổ biến cho việc lọc không khí thường được sử dụng. Đối với không gian khó thay đổi thiết kế, việc thiết lập các bộ lọc không khí độc lập là cần thiết. Các bộ lọc di động này sẽ mang lại hiệu quả tức thời, nhưng chi phí khá cao, việc bảo trì và vận hành chủ yếu được thực hiện bởi con người.

Trong khi đó, phương án thiết lập hệ thống lọc trên trần nhà được xem là hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất, nhờ vào công suất cao và diện tích lọc không khí tuần hoàn lớn. Việc lắp đặt hệ thống trên trần nhà cũng ít bị cản trở bởi đồ nội thất, cho phép máy lọc phân bố không khí đồng đều với tốc độ nhanh hơn và hạn chế gián đoạn.

Các chuyên gia đánh giá trong ngắn hạn, chi phí cho việc cải tạo các tòa nhà đang được vận hành có thể sẽ cao, tuy nhiên, giá trị nhận được trong dài hạn sẽ tạo ra nguồn lợi nhuận lâu dài. Các tòa nhà có chất lượng không khí tốt sẽ mang lại giá trị rất lớn cho môi trường, nhận được lợi thế cạnh tranh và chiếm ưu thế so với đối thủ cạnh tranh, từ đó trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư và khách thuê.

Bên cạnh đó, việc quan tâm đầu tư vào hệ thống lọc không khí cũng cho thấy các tòa nhà được quản lý theo tiêu chuẩn cao và chủ đầu tư sẵn sàng cam kết về tính bền vững cũng như tạo ra một môi trường tốt nhất cho cư dân.

Ô nhiễm không khí không chỉ là vấn đề riêng của các đô thị lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, mà sẽ có tác động đến toàn bộ Việt Nam. "Trong tương lai, chúng ta sẽ phải xem xét việc áp đụng các tiêu chuẩn xây dựng công trình xanh, nhằm giúp chủ nhà và các đơn vị quản lý có trách nhiệm với môi trường và sử dụng tài nguyên hiệu quả” - ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc JLL Việt Nam nhận định.

Minh Khuê

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/cac-toa-nha-tai-viet-nam-co-tranh-duoc-khoi-o-nhiem-khong-khi-130202.html