Các thế lực kinh tế ở Châu Á: Phát triển và những thách thức

Hội nghị Kinh tế trẻ châu Á 2019 với sự tham gia của gần 500 học giả chính thức khai mạc với chủ đề phiên mở đầu 'Các thế lực kinh tế ở Châu Á: Phát triển và những thách thức'.

Đây là Hội nghị Kinh tế trẻ đầu tiên tại Châu Á, trước đó, Hội nghị từng được tổ chức tại châu Âu, châu Mỹ Latinh, châu Phi và Bắc Mỹ.

Theo ông Jay Pocklington - Đại diện Chương trình Sáng kiến Học giả trẻ (YSI), Tổ chức học giả trẻ quốc tế là cộng đồng các nhà kinh tế trẻ từ khắp nơi trên thế giới, cùng nhau phát triển những tư duy mới về kinh tế.

Ông Jay Pocklington - Đại diện Chương trình Sáng kiến Học giả trẻ (YSI).

Ông Jay Pocklington - Đại diện Chương trình Sáng kiến Học giả trẻ (YSI).

“Hội nghị lần này với sự tham dự của gần 500 nhà khoa học sẽ là cơ hội tuyệt vời để gặp gỡ, trao đổi, thảo luận và truyền cảm hứng về kinh tế học”, ông Jay Pocklington chia sẻ.

Là người kết nối và mang Hội nghị đến Việt Nam, TS. Jenny Tuệ Anh Nguyễn - Trưởng nhóm điều phối nghiên cứu kinh tế phát triển của Viện Nghiên cứu Kinh tế mới bày tỏ, các nhà kinh tế trẻ sẽ nhận được những chia sẻ và bài học giá trị từ hội nghị này.

TS. Jenny Tuệ Anh Nguyễn - Trưởng nhóm điều phối nghiên cứu kinh tế phát triển của Viện Nghiên cứu Kinh tế.

Trong khi đó, PGS.TS Nguyễn Anh Thu - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN - hy vọng, các học giả sẽ có thời gian tuyệt vời khám phá đất nước và con người Việt Nam.

Phiên toàn thể đầu tiên với chủ đề “Các thế lực kinh tế ở Châu Á: Phát triển và những thách thức” (Asian Economic Powerhouses: Developmental transformations and challenges) được trình bày bởi Giáo sư Jayati Ghosh - Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch Kinh tế, Trường khoa học xã hội, Đại học Jawaharlal Nehru, New Delhi, Ấn Độ - một trong những nhà kinh tế học hàng đầu trên thế giới về kinh tế phát triển.

GS. Jayati Ghosh đã đưa ra những kết quả nghiên cứu mới nhất về sự phát triển kinh tế của các nước châu Á đồng thời so sánh với các nước phát triển như Đức, châu Âu.

Theo đó, GS. Jayati Ghosh đã đưa ra những kết quả nghiên cứu mới nhất về sự phát triển kinh tế của các nước châu Á đồng thời so sánh với các nước phát triển như Đức, châu Âu.

Các học giả đã đưa ra nhiều câu hỏi liên quan đến nội dung tham luận. TS. Morris Altman - ĐH Kinh doanh Dundee, Scotland quan tâm đến vai trò của nông nghiệp đối với sự phát triển các nền kinh tế châu Á và định hướng phát triển đối với lĩnh vực này. Cùng với đó, TS. Kishorekumar Suryaprakash đến từ Đại học Massachusetts thảo luận về khả năng hợp tác giữa các quốc gia để cùng giải quyết những vấn đề của khu vực.

Hội nghị nhằm tạo điều kiện để các nhà kinh tế trẻ từ nhiều nhánh nghiên cứu quy tụ, gặp gỡ, chia sẻ ý tưởng và truyền cảm hứng học thuật liên quan đến những thách thức xã hội của thế kỷ 21.

Hội nghị Kinh tế trẻ châu Á năm nay được chia thành 17 nhóm nội dung, gồm có: Châu Phi (Africa), Tính phức tạp (Complexity), Hợp tác xã (Cooperatives), Kinh tế phát triển (Development), Đông Á (East Asia), Lịch sử kinh tế (Economic History), Tài chính (Finance), Luật và Kinh tế (Law and Economics), Sự ổn định tài chính (Financial Stability), Giới và Kinh tế học (Gender and Economics), Bất bình đẳng (Inequality), Đổi mới (Innovation), Kinh tế học Keynes (Keynesian Economics), Nam Á (South Asia), Nhà nước và thị trường (States and Markets), Bền vững (Sustainability), Kinh tế đô thị và khu vực (Urban and Regional Economics), Giới và Đông Á (Gender and East Asia,Lịch sử tư tưởng kinh tế (History of Economic Thought).

Anh Duy

Nguồn DĐDN: https://enternews.vn/cac-the-luc-kinh-te-o-chau-a-phat-trien-va-nhung-thach-thuc-155865.html