Các tàu chiến của NATO đang truy tìm tàu ngầm Nga trên biển Barents như thế nào?

Nga tuyên bố về sự thống trị của mình ở Bắc Cực, còn Hạm đội Biển Bắc của Nga đang đứng ra bảo vệ khu vực này. Tuy nhiên, NATO không đồng tình với cách đặt vấn đề đó.

Mỹ và các đồng minh đã cử tới biển Barents nhóm tàu chiến để công khai tham gia vào cuộc tập trận tìm kiếm các tàu ngầm của Hạm đội Biển Bắc.

Đúng, ngày nay, với sự yếu kém của hạm đội tàu chiến mặt nước của Nga, thì chính hạm đội tàu ngầm là cấu thành tối quan trọng trong tam giác hạt nhân và lực lượng tấn công có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên biển và trên bộ của địch một cách hiệu quả.

Với việc thường xuyên đuổi bắt các tàu ngầm Nga, giới quân sự Mỹ, tiếc thay, đã không thể đạt được tiến triển đáng kể.

Để chống lại các tàu ngầm thế hệ đầu tiên của Liên Xô, Mỹ cùng các đồng minh đã chế tạo cái gọi là SOSUS (SOund SUrveillance System - hệ thống theo dõi bằng âm thanh).

Đó là mạng lưới các máy thu âm được triển khai ngầm dưới đáy đại dương, có khả năng phối hợp với vệ tinh do thám phát hiện các tàu ngầm của kẻ địch tiềm tàng.

Hệ thống này đã cắt đứt lãnh thổ của Mỹ theo các hướng then chốt khỏi khả năng đột nhập âm thầm của tàu ngầm địch đến vị trí để phóng tên lửa. Hạm đội tàu ngầm Liên Xô đã bị "cách ly" khỏi Đại Tây Dương.

Nhưng mọi hành động đều sản sinh ra hành động hóa giải. Các kỹ sư của Nga đã có thể chế tạo ra những tàu ngầm "kín tiếng" hơn.

Điều này đã "vô hiệu hóa" tiềm năng phòng vệ của SOSUS: Một phần các máy thu âm đã bị đóng gói lại vì sự hiệu quả bị của chúng bị sụt giảm, số còn lại tiếp tục hoạt động ở cơ chế tự động.

Tiếc thay, việc săn bắt tàu ngầm không dừng lại ở đó, mà chỉ chuyển sang một cấp độ công nghệ cao hơn.

Các nhà khoa học Mỹ đã có thể tạo ra một phương pháp tìm kiếm bằng "chiếu sáng" thủy âm chủ động. Những ăng-ten kéo dài linh hoạt phát ra các sóng âm thẳng vào làn nước, và sẽ thu tín hiệu phản chiếu lại từ các vật thể dưới nước, giúp có thể phát hiện được chiếc tàu ngầm.

Tàu ngầm Nga. Ảnh minh họa.

Tàu ngầm Nga. Ảnh minh họa.

Phương pháp này có thể "chiếu sáng" được những khoảng cách rất lớn trên đại dương. Các ăng-ten thủy âm hiện đại có thể được thả xuống nước từ những tàu chiến, cũng như tàu ngầm, máy bay trực thăng và nhờ các phao hàng không.

Hiện nay trên biển Barents đang có một nhóm tàu chiến NATO hoạt động. Chiếc khinh hạm "Sutheland" của Anh và "Tur Heierdal" của Hải quân Na Uy - đó là các tàu chiến phòng thủ chống hạm.

Khu trục hạm "Ross" của Hải quân Mỹ làm nhiệm vụ bảo vệ phòng không cho chúng. Từ trên không trung, 4 chiếc máy bay trực thăng chống hạm và chiếc máy bay tuần tra "Challenger" của Đan Mạch thực hiện việc tìm kiếm những tàu ngầm Hạm đội Biển Bắc của Nga.

Ở đâu đó không xa, chiếc tàu ngầm nguyên tử Seawolf tiếng ồn thấp của Mỹ đang náu mình. Sự có mặt của chiếc tàu tiếp nhiên liệu "Tydesprin" của Anh chứng tỏ về việc các tàu chiến của NATO sẽ còn hiện diện ở đó rất lâu.

Tất cả đều là tín hiệu nghiêm túc gửi tới Điện Kremlin. Đáng tiếc, về công nghệ tìm kiếm các tàu ngầm, Mỹ tạm thời đang vượt trội hơn Nga. Giống như về số lượng của hạm đội tàu chiến mặt nước và hạm đội tàu ngầm.

Bằng cuộc tập trận này, Lầu Năm Góc muốn chứng tỏ với Bộ Quốc phòng Nga rằng mình đang nắm rõ diễn biến tình hình.

Khi phát hiện trên biển Barents chiếc tàu ngầm của Hạm đội Biển Bắc, người Mỹ sẽ công khai cử tới đó chiếc "Seawolf" của mình và hãnh diện thông báo điều này. Nhiều khả năng, đó chính là mục tiêu của cuộc tập trận.

Thật khó chịu ư? Đúng, nhưng điều đó không có nghĩa rằng Nga phải khoanh tay và lặng lẽ rút lui. Cần phải tích cực phát triển hạm đội hải quân của mình, đầu tư đủ tiền của vào những công nghệ hiện đại nhằm tìm kiếm các tàu ngầm của địch và nâng cao "khả năng tiếng ồn thấp" của những tàu ngầm của chính mình.

Cuộc chạy đua vũ trang tạm thời chưa có hồi kết. Còn những cuộc tập trận này có thể được NATO sử dụng để tập dượt các tình huống nhằm cản trở các tàu ngầm Nga theo dõi và phát hiện những tàu ngầm nguyên tử của kẻ địch tiềm tàng.

Bảo Lam

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/cac-tau-chien-cua-nato-dang-truy-tim-tau-ngam-nga-tren-bien-barents-nhu-the-nao-8202019919117957.htm