Các sở, ngành đồng hành, hỗ trợ thành phố phát triển xứng đáng là 'trái tim' của Hà Tĩnh

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng nhấn mạnh: TP Hà Tĩnh là 'trái tim' của tỉnh, thành phố phát triển thì tỉnh mới phát triển. Đề nghị các sở, ngành đồng hành, tạo các điều kiện hỗ trợ để thành phố phát triển trong thời gian tới.

Báo cáo đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội của TP Hà Tĩnh cho thấy, tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành kinh tế bình quân hằng năm giai đoạn 2016-2020 đạt 10,8%.

Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế giai đoạn 2016-2020 đạt trên 18.600 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 54,2 triệu đồng năm 2020.

Tổng thu ngân sách giai đoạn 2016-2020 đạt 4.526 tỷ đồng, gấp 1,76 lần so với giai đoạn 2011-2015. Riêng năm 2020, tổng thu ngân sách đạt 919,8 tỷ đồng, đạt 112% kế hoạch tỉnh giao.

.

Bí thư Thành ủy Hà Tĩnh Dương Tất Thắng: Đề nghị tỉnh có các chính sách hỗ trợ về nguồn lực, kinh phí để TP Hà Tĩnh nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng, bố trí nhân lực, qua đó triển khai hiệu quả đề án “Xây dựng thành phố Hà Tĩnh phát triển nhanh và bền vững, có quy mô phù hợp, kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước thông minh, hiện đại, phấn đấu trở thành một trong những đô thị trung tâm vùng Bắc Trung Bộ”.

Đến nay, TP Hà Tĩnh đã có 7/15 phường, xã hoàn thành quy hoạch phân khu, 5/5 xã hoàn thành quy hoạch nông thôn mới, 10/10 phường đã được công nhận đạt chuẩn văn minh đô thị. Năm 2020, tỷ lệ lao động có việc làm đạt 99,6%, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm xuống còn 0,65% .

Các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy, lãnh đạo các sở, ban, ngành tham gia buổi làm việc.

Là địa bàn trung tâm nên thành phố cũng triển khai và thực hiện tốt các hoạt động văn hóa, thể thao. Lĩnh vực giáo dục - đào tạo đạt kết quả toàn diện, tiếp tục dẫn đầu toàn tỉnh về chất lượng đại trà và mũi nhọn, quy mô trường lớp phát triển và đa dạng hóa về loại hình.

Quốc phòng - an ninh đảm bảo, hoạt động đối ngoại được tăng cường, mở rộng. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được tập trung lãnh đạo quyết liệt, có hiệu quả.

.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh: Để TP Hà Tĩnh phát triển thì cần cho phép mở rộng địa giới hành chính.

Để tiếp tục đưa TP Hà Tĩnh phát triển, xứng tầm là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh, tại buổi làm việc, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Tĩnh đã kiến nghị tỉnh cho phép mở rộng địa giới hành chính thành phố ra các vùng phụ cận trước năm 2025;

Triển khai điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hà Tĩnh và vùng phụ cận; hỗ trợ vận động, triển khai dự án hạ tầng ưu tiên và phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu tại TP Hà Tĩnh vay vốn World bank.

.

Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Võ Hồng Hải: TP Hà Tĩnh cần huy động tối đa nguồn xã hội hóa để đầu tư kết cấu hạ tầng về văn hóa, giáo dục.

Đặc biệt, để triển khai hiệu quả đề án “Xây dựng thành phố Hà Tĩnh phát triển nhanh và bền vững, có quy mô phù hợp, kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước thông minh, hiện đại, phấn đấu trở thành một trong những đô thị trung tâm vùng Bắc Trung Bộ”, TP Hà Tĩnh kiến nghị tỉnh có các chính sách hỗ trợ về nguồn lực, kinh phí để nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng, bố trí nhân lực để thực hiện các nhiệm vụ.

.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh: Để thành phố phát triển bền vững thì trong công tác quy hoạch và triển khai quy hoạch cần nhất quán về tầm nhìn.

Góp ý tại buổi làm việc, các đại biểu đã đi sâu, phân tích những lợi thế và chỉ ra những tồn tại của TP Hà Tĩnh trong phát triển kinh tế - xã hội.

Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Hà Văn Trọng: Để thành phố phát triển, cùng với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền thì tỉnh cần có các cơ chế, chính sách phù hợp để hỗ trợ kịp thời.

Các ý kiến tập trung cao cho công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết phải mở rộng thành phố để tạo động lực phát triển và có các cơ chế đặc thù để thành phố phát triển.

.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Hưng: Thống nhất cao với đề xuất mở rộng thành phố, đề nghị thành phố chủ động xây dựng đề án, trong đó cần có lộ trình mở rộng phù hợp.

Xây dựng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái để nâng cao giá trị sản xuất; tăng cường kết nối công nghệ thông tin, đẩy mạnh cải cách hành chính; tập trung triển khai hiệu quả mô hình chính quyền đô thị;

Tối đa xã hội hóa để đầu tư các thiết chế văn hóa, giáo dục; đưa các lĩnh vực văn hóa, dịch vụ đi vào chiều sâu; xây dựng đề án sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập gắn với bổ sung chức năng, nhiệm vụ…

.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng: Để thành phố phát triển trong thời gian tới thì cần phải đánh giá một cách khách quan, thực chất bức tranh kinh tế - xã hội của thành phố. Từ đó cần có các cơ chế, chính sách để hỗ trợ thành phố phát triển về hạ tầng, dịch vụ.

Kết luận buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng khẳng định: TP Hà Tĩnh là “trái tim” của tỉnh, thành phố phát triển thì tỉnh mới phát triển. Chính vì vậy, tỉnh hết sức quan tâm đến sự phát triển của thành phố.

.

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng đề nghị các sở, ngành đồng hành, tạo điều kiện hỗ trợ TP Hà Tĩnh tiếp tục phát triển.

Đi vào nội dung cụ thể, Bí thư Tỉnh ủy đánh giá, với sự nỗ lực cả hệ thống chính trị nên hệ thống kết cấu hạ tầng của thành phố đã có bước phát triển, kinh tế đô thị khởi sắc; văn hóa, giáo dục có được những kết quả bước đầu; ANTT được đảm bảo. Công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị đã có sự quan tâm. Tuy vậy, nhìn chung, thành phố phát triển còn chậm so với các thành phố khác trong khu vực; đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu.

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng cho rằng, chính quyền thành phố và các ngành cần nhìn nhận một cách khách quan để có sự đồng hành, hỗ trợ thành phố tiếp tục phát triển. Đồng thời đề ra các cơ chế phù hợp và cho phép thành phố học hỏi kinh nghiệm các đô thị phát triển trên cả nước.

Đề nghị thành phố làm tốt công tác quy hoạch, quản lý và triển khai quy hoạch; rà soát lại các khu đất mà các đơn vị, địa phương đã nhận song chưa triển khai để có phương án xử lý; tập trung cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử và chính quyền số; tạo cơ chế thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư chiến lược; chú trọng liên kết vùng để phát triển kinh tế; phối hợp với các sở, ngành tham mưu cơ chế, chính sách để phát triển hạ tầng; quan tâm xã hội hóa nguồn lực để đầu tư văn hóa, giáo dục; phát huy hiệu quả các di tích lịch sử, văn hóa; phối hợp ngành chức năng đảm bảo ANTT, chú trọng siết chặt an ninh, trật tự đô thị; tăng cường trồng cây xanh để tạo cảnh quan, môi trường đô thị.

Phúc Quang - Lê Tuấn

Nguồn Hà Tĩnh: http://baohatinh.vn/chinh-tri/cac-so-nganh-dong-hanh-ho-tro-thanh-pho-phat-trien-xung-dang-la-trai-tim-cua-ha-tinh/208915.htm