Các siêu cường quân sự của khối Warsaw một thời nay còn lại gì?

Sáu triệu rưỡi quân nhân, hàng chục nghìn xe tăng và máy bay, tàu chiến và tàu ngầm vào đúng 30 năm trước, ngày 1/4/1991, các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước Warsaw (OVD) đã chính thức giải tán tổ chức này.

Lực lượng chủ lực của Khối Warsaw tập trung ở Đông Đức. Nòng cốt chính là các đơn vị thuộc lực lượng phía Tây của Liên Xô. Có tới 1,5 triệu binh sĩ và sĩ quan, cùng các đơn vị xe tăng, không quân, các đơn vị lực lượng đặc biệt và các đơn vị hậu phương.

Lực lượng chủ lực của Khối Warsaw tập trung ở Đông Đức. Nòng cốt chính là các đơn vị thuộc lực lượng phía Tây của Liên Xô. Có tới 1,5 triệu binh sĩ và sĩ quan, cùng các đơn vị xe tăng, không quân, các đơn vị lực lượng đặc biệt và các đơn vị hậu phương.

Lực lượng của lực của khối Warsaw được trang bị vũ khí và thiết bị tiên tiến, được gọi là “Nắm Đấm Thép" có số lượng gần 6.000 xe tăng và 2.000 xe dự bị khác, chủ yếu là T-64A và T-64B hiện đại hóa. Vào đầu những năm 1980, những chiếc T-80 tua-bin khí mới nhất cũng đã được biên chế tại đây.

Ở CHDC Đức có khoảng 8.000 xe chiến đấu bộ binh và thiết giáp chở quân, hơn 3.500 khẩu pháo, pháo tự hành Gvozdika, Hyacinth và Akatsia cùng nhiều súng cối, nhiều hệ thống tên lửa phóng. Ngoài ra, các tổ hợp tác chiến chiến thuật cũng được đặt tại đây.

Sau cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, Tập đoàn quân không quân 16 Liên Xô vẫn đóng ở Đức, gồm 5 sư đoàn không quân, 6 trung đoàn không quân độc lập. Trong những năm 1980, có gần 1.500 máy bay và trực thăng.

Quân đội Nhân dân CHDC Đức hoàn toàn phụ thuộc vào Moscow và trên thực tế, là một phần của Liên Xô. Trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang, một số sư đoàn Đức sẽ gia nhập hàng ngũ của quân đội Liên Xô. Quân đội CHDC Đức cũng được trang bị những thiết bị hiện đại nhất, tốt hơn bất kỳ lực lượng vũ trang nào khác của OVD.

Sau khi bức tường Berlin sụp đổ, quân đội CHDC Đức bị giải tán. Nhiều binh sĩ đã được đưa vào quân đội Tây Đức, nhưng hầu hết các sĩ quan đã bị cho về hưu non. Ngoại lệ là vài chục chuyên gia, chẳng hạn như phi công và kỹ thuật viên máy bay. Tuy nhiên, họ đã bị giáng chức và hạ cấp vài bậc.

Cường quốc quân sự của khối Warsaw tiếp theo, phải kể tới Tiệp Khắc. Tính đến cuối những năm 1980, Quân đội Nhân dân Tiệp Khắc có quân số hơn 200.000 quân. Quân khu phía Tây được tập trung quân mạnh hơn, trong trường hợp chiến tranh sẽ đủ sức để chống lại các đơn vị tấn công của NATO.

Tiệp Khắc có năm lữ đoàn cơ giới và năm lữ đoàn xe tăng, với 2.700 xe tăng T-55 và T-72. Kỹ thuật được hiện đại hóa liên tục, ví dụ chiếc T-55, ngay sau khi nước này gia nhập OVD, đã được trang bị các hệ thống kiểm soát và phát hiện hỏa lực mới, giáp bảo vệ bổ sung và các nhà máy điện cải tiến.

Không quân Tiệp Khắc có hàng chục máy bay chiến đấu MiG-15, MiG-21, MiG-29, máy bay cường kích Su-25 và máy bay tiêm kích ném bom siêu thanh Su-22. Sau sự sụp đổ của Tiệp Khắc thành Cộng hòa Séc và Slovakia, các thiết bị quân sự đã được phân chia.

Sau khi Tiêp Khắc tan rã, quân đội Séc chỉ có hơn 20 nghìn người, khoảng 30 xe tăng T-72 và một trăm xe dự bị, có thêm hàng trăm xe chiến đấu bộ binh và xe bọc thép chở quân, vài chục pháo tự hành, súng cối và hệ thống chống tăng của Liên Xô. Quân đội của Slovakia cũng khoảng 20 nghìn quân nhân.

Cả Cộng hòa Séc và Slovakia, sau khi rút khỏi Hiệp ước Warsaw, đều tham gia vào NATO và cố gắng hết sức để từ bỏ mọi thứ của Liên Xô. Một số loại vũ khí đã được xóa sổ, theo yêu cầu khẩn cấp của các đối tác phương Tây và dưới sự giám sát chặt chẽ của Mỹ.

Kết quả là Tiệp Khắc cũ gần như không có vũ khí. Không quân Séc hiện có là hàng chục máy bay chiến đấu Saab của Thụy Điển và vài chục máy bay cường kích hạng nhẹ L-39 dùng để huấn luyện chiến đấu. Slovakia có 10 máy bay chiến đấu MiG-29 kế thừa từ Liên Xô, trong đó chỉ có 4 chiếc trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

Cuối cùng là Quân đội Nhân dân Ba Lan, đây là lực lượng lớn nhất trong OVD sau Liên Xô. Ba Lan có một sư đoàn không quân và một sư đoàn thủy quân lục chiến. Quân số của lực lượng vũ trang Ba Lan trong thời bình lên tới 300 nghìn người, trong trường hợp có chiến tranh sẽ tăng lên 650 nghìn người.

Ba Lan từng có 3.000 xe tăng, hàng trăm máy bay chiến đấu MiG và Su của Liên Xô, các hệ thống phòng không, tên lửa và pháo binh. Ngày nay Quân đội Ba Lan có khoảng 130 nghìn binh sĩ và sĩ quan. Đội xe thiết giáp và máy bay đã lạc hậu nghiêm trọng, cơ sở hạ tầng quân sự xuống cấp và thiếu nhân lực có trình độ.

Năm ngoái, Ba Lan đã ký hợp đồng mua 32 máy bay chiến đấu F-35 thế hệ thứ 5 của Mỹ, để thay thế số máy bay còn lại của Liên Xô. Ngoài ra, hải quân Ba Lan cũng đang được quan tâm đặc biệt, từ khi gia nhập NATO, những tàu chiến từ thời Liên Xô đã bị loại bỏ.

Ngày nay, hải quân Ba Lan là một trong những lực lượng lâu đời nhất ở châu Âu. Tính đến đầu những năm 2010, Warsaw có 41 tàu chiến, bao gồm 5 tàu ngầm, 2 khinh hạm, một tàu hộ tống và 3 tàu tên lửa nhỏ. Và chiếc tàu ngầm trẻ nhất cũng đã hơn 40 tuổi.

Thực tế là hải quân Ba Lan không có tàu mới, mặc dù đã xây dựng kế hoạch hiện đại hóa trong vòng 18 năm. Chương trình tàu hộ tống tuần tra cỡ nhỏ Silesian đã đưa 1 chiếc vào biên chế năm 2019, tuy nhiên đó cũng là chiếc duy nhất trong 7 chiếc dự kiến được đóng. Nguồn ảnh: Flickr.

Mẫu xe tăng T-34 huyền thoại của quân đội Liên Xô từng phục vụ trong gần như mọi lực lượng quân sự ở châu Âu, kể từ sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc. Nguồn: TASSINA.

Thái Hòa

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/cac-sieu-cuong-quan-su-cua-khoi-warsaw-mot-thoi-nay-con-lai-gi-1518424.html