Các quỹ ETF mua mạnh trở lại ở thị trường Việt Nam

Hơn 21 triệu USD từ các quỹ ETF vừa được rót vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

Hơn 21 triệu USD từ các quỹ ETF vừa được rót vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

Số liệu thống kê của Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam cho thấy ở tuần giao dịch 28.6-2.7, dòng vốn ETF tiếp tục duy trì sự tích cực tại thị trường chứng khoán Đông Nam Á, ghi nhận mức hút ròng 3 triệu USD.

Cụ thể, dòng vốn tích cực duy trì là do thị trường chứng khoán Việt Nam thu hút dòng tiền mạnh trong tuần trước. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Singapore tiếp tục ghi nhận dòng vốn tiêu cực ở mức 12 triệu USD, tăng gấp đôi so với tuần trước đó.

Chi tiết hơn, dòng vốn ETF vào thị trường chứng khoán Việt Nam tăng mạnh trong tuần giao dịch 28.6-2.7, ghi nhận ở mức 21 triệu USD. Cụ thể, dòng vốn tích cực quay trở lại là do VFMVN30 ETF và VFMVN Diamond thu hút lực cầu đáng kể trong tuần qua. So với tuần giao dịch trước đó, dòng vốn ETF tại thị trường Việt Nam tuần này tích cực hơn nhiều.

Các quỹ ETF trở lại mua ròng ở tuần giao dịch 28-2.7 theo số liệu thống kê của KIS.

Các quỹ ETF trở lại mua ròng ở tuần giao dịch 28-2.7 theo số liệu thống kê của KIS.

Cụ thể, ở tuần giao dịch 21-25.6,dòng vốn ETF tại thị trường chứng khoán Việt Nam đang có sự phân hóa mạnh. Ở tuần giao dịch này, VFMVN Diamond gần như là quỹ duy nhất mua ròng tại thị trường Việt Nam. Ngoại trừ quỹ của Đài Loan Fubon FTSE VietNam ETF hút ròng 0,6 triệu USD thì các quỹ khác gần như không có động thái nào đối với thị trường Việt Nam.

Như vậy, sau 1 tuần phân hóa mạnh thì dòng vốn ETF tại Việt Nam đã lan rộng trên các quỹ ETF chủ đạo và không còn tập trung vào 1 ETF như tuần trước đó. KIS kỳ vọng dòng vốn tích cực sẽ tiếp tục được duy trì trong các tuần tiếp theo.

Số liệu thống kê của KIS cho thấy, ở tuần giao dịch 28.6-2.7, lực cầu từ khối ngoại đã quay trở lại trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Giá trị mua ròng ghi nhận ở mức 3.270 tỉ đồng, cao nhất trong 10 tháng vừa qua. Lực cầu tập trung chủ yếu ở nhóm cổ phiếu ngành bất động sản và tiêu dùng thiết yếu.

Cụ thể, các cổ phiếu như NVL, VHM, KDH, MSN, và VNM được mua ròng nhiều nhất trong khi VIC và HDC bị bán ròng. Bên cạnh đó, cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích tiếp tục thu hút phần lớn hoạt động mua từ khối ngoại, tập trung chủ yếu trên GAS. Ở chiều ngược lại, áp lực bán tiếp tục tập trung chủ yếu trên lĩnh vực tài chính và nguyên vật liệu khi hoạt động bán gia tăng trên VPB, CTG, MSB, DPM, và HPG.

Phạm Vũ

Nguồn NCĐT: https://nhipcaudautu.vn/tai-chinh/cac-quy-etf-mua-manh-tro-lai-o-thi-truong-viet-nam-3341217/