Các quy định khắt khe về quản lý thú cưng trên thế giới

Những quy định mới nhất của nước ta về quản lý thú nuôi đã ít nhiều gây xôn xao dư luận những ngày vừa qua. Tuy, những người yêu chó trên thế giới đã quá quen với những điều luật tưởng như khắt khe này từ lâu.

Các nước phương Tây có nhiều quy định khắt khe về việc quản lý vật nuôi

Các nước phương Tây có nhiều quy định khắt khe về việc quản lý vật nuôi

Đối với các nước phương Tây, vấn đề kiểm soát thú nuôi đã không còn xa lạ. Đạo luật về chó đầu tiên đã được ra đời từ năm 1992. Đạo luật này nói riêng cùng các quy định về thú nuôi nói chung ở các nước đã phát triển không hề làm phiền người chủ nuôi mà ngược lại, còn khiến họ có trách nhiệm hơn trong việc chăm sóc vật nuôi của gia đình.

Không đeo thẻ tên chó: phạt tiền lên tới con số trăm triệu đồng

Tại Anh, lệnh Kiểm soát Chó năm 1992 quy định mọi chú chó bất kể tuổi tác, nòi giống… đều phải được chủ trang bị cho thẻ tên bao gồm những thông tin như: tên, địa chỉ và số điện thoại liên lạc của chủ.

Nếu một chú chó bị bắt gặp khi đang lang thang ở bất cứ đâu không phải là nhà trong tình trạng không đeo biển tên thì chủ nhân sẽ bị phạt một số tiền lên tới 5.000 bảng Anh (tương đương với 151 triệu VNĐ)

Công nghệ quản lý chó bằng chip siêu nhỏ

Từ ngày 6 tháng 4 năm 2016, Chính phủ Anh chính thức ban hành đạo luật yêu cầu tất cả các chủ nuôi phải mang chó đến các cơ sở để gắn microchip - một phương pháp lưu giữ thông tin và theo dõi chó hiện đại nhất.

Công nghệ microchip không chỉ lưu giữ những thông tin cá nhân của chủ chó, mà những yếu tố về y tế căn bản cho chó như tiêm phòng bệnh dại, thời hạn hiệu lực của vacxin cũng được bảo quản trong hệ thống dữ liệu của chính phủ.
Điều này không chỉ có nghĩa là 8,5 triệu con chó của Anh có thể tìm về với chủ nếu đi lạc, mà còn có nghĩa là công cuộc quản lý chó tại đây sẽ trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.

Chó cũng phải có thẻ căn cước cá nhân

Những quốc gia như Mỹ, Canada, Đan Mạch, Úc… đều có chung một cách quản lý các chú chó… khá giống với cách mà mọi đất nước trên thế giới quản lý các công dân của nước mình: Thẻ căn cước cá nhân.

Giấy tờ tùy thân của các chú chó

Tại Mỹ, hầu hết mọi tiểu bang, thành phố và các khu vực đều cấp thẻ căn cước cá nhân cho những chú chó. Đặc biệt hơn, thời hạn thẻ căn cước này không được vượt quá thời gian hiệu lực của các vacxin phòng dại cũng như phòng các bệnh gây nguy hiểm ở chó. Nghĩa là chỉ có những chú chó đảm bảo sức khỏe mới được "công nhận" và được tự do ra đường.

Để ngăn ngừa tình trạng quá tải động vật, một số khu vực pháp lý có chính sách giảm lệ phí cấp phép cho những chú chó... đã bị "thiến", vĩnh viễn hi sinh khả năng làm cha mẹ.

Tất cả các chú chó đều phải tiêm phòng dại

Mọi chú chó đều phải tiên phòng dại

Tất cả chó đều phải tiêm phòng bệnh dại, đây là điều đương nhiên. Có thể bạn chưa biết, trước khi có vắc xin tiêm phòng bệnh dại do nhà khoa học Louis Paster phát minh năm 1885, hàng nghìn người mắc bệnh dại đều nắm chắc cái chết đau đớn trong tay. Những cơn đau tức tối, miệng sùi bọn mép sẽ là những gì bạn phải trải qua trong ít nhất 9 ngày nếu mắc bệnh dại.

Từ công thức vắc xin phòng bệnh dại của bác sĩ Paster, các nhà khoa học đã phát triển ra những loại vắc xin mới có thể sử dụng rộng rãi cho động vật và cả con người. Nhưng hơn hết, trị bệnh phải trị tận gốc, tất cả chó đều phải được tiêm phòng bệnh dại từ nhỏ. Ở Mỹ, có nhiều tổ chức động vật nhận tiêm phòng miễn phí cho chó, chỉ cần tìm từ khóa "Free rabies shots" trên Google, bạn sẽ biết mình cần đến đâu.

Nếu chó không được tiêm phòng bệnh dại thì người chủ sẽ chịu khoản tiền phạt lên tới 1000 USD (khoảng 23 triệu đồng) cho lần vi phạm đầu tiên, lần tiếp theo nếu tái phạm tức không chịu đưa chó đi tiêm thì sẽ bị phạt thêm 1000 USD. Mỗi nơi lại có khung hình phạt khác nhau nhưng nhìn chung, nếu để cún cưng không tiêm phòng, bạn sẽ phải mất một khoản tiền rất lớn.

Chó và vật nuôi có cả một cơ quan quản lý riêng

Ở các nước phương Tây, chó nói riêng và động vật nuôi nói chung đều chịu sự quản lý của Cục động vật địa phương và cao hơn là cục động vật Quốc gia. Tất cả các thủ tục đăng ký, đóng phạt đều phải thực hiện ở đây, riêng tiêm phòng có thể tới các cơ quan thú ý hoặc các tổ chức cứu trợ động vật.

Ở hầu hết các công viên trong thành phố lớn, chiều chiều có rất nhiều người dắt chó đi dạo, để chúng thoải mái nô đùa trên bãi cỏ, chạy trên đường nô đùa mà không phải lo lắng nhiều bởi đã chuẩn bị đầy đủ những biện pháp bảo hộ cần thiết.

Làm thế nào để xử lý chó hoang?

Tại các quốc gia đang phát triển, cách đơn giản nhất mà người dân sử dụng để xử lý những chú chó hoang là dùng bả hoặc ném chết chúng bằng gạch đá.

Cách làm này tuy nhanh gọn nhưng lại mang tính chất tàn nhẫn khá cao, vấp phải sự phản đối gay gắt từ phía dư luận.
Một số quốc gia khác lại chọn cách đưa chó hoang về trung tâm bảo trợ động vật để chờ nhận nuôi, tiến hành theo dõi, tiêm chủng định kỳ và triệt sản. Tuy nhiên, phương pháp này gặp khá nhiều khó khăn vì chi phí bỏ ra quá lớn, nhất là khi chúng thường mang bệnh tật khó chữa dẫn tới tình trạng lây nhiễm tràn lan.

Một chú chó hoang tại Trung Quốc bị đánh đập tới chết để “đảm bảo vệ sinh môi trường”

Sau nhiều tranh cãi về tính nhân đạo trong vấn đề giải quyết những chú chó hoang, nhiều cư dân đã yêu cầu chính phủ tại quốc gia mình hãy tạo khung pháp lý cần thiết nhằm hạn chế việc người dân bỏ chó đi hoang. Cần có thêm biện pháp điều chỉnh nguồn cung chó giống hằng năm cân bằng với nhu cầu thực tế của xã hội.

Ngoài ra, nếu chủ nhân bị phát hiện ngược đãi hay đối xử không tốt với vật nuôi sẽ bị cấm mua chó vĩnh viễn - thậm chí là đối mặt với mức xử phạt nặng nề từ phía luật pháp.

Tổng hợp

Nguồn Ngày Nay: http://ngaynay.vn/the-gioi/cac-quy-dinh-khat-khe-ve-quan-ly-thu-cung-tren-the-gioi-59156.html